Bài giảng Tiết 29: Tính chất của kim loại dãy điện hóa của kim loại (tiếp theo)
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Kiến thức cũ liên quan: Quy luật biến đổi cấu hình e, đặc điểm của lớp e ngoài cùng, tính kim loại, tính phi kim.
- Kiến thức mới cần hình thành:
+ Hiểu: nguyên nhân gây ra tính chất hóa học chung của kim loại.
+ Làm một số thí nghiệm đơn giản về TCHH của kim loại (KL tác dụng với dd axit, Na tác dụng với nước)
Ngày soạn:23/11/2009 Tiết 29: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (tt) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Kiến thức cũ liên quan: Quy luật biến đổi cấu hình e, đặc điểm của lớp e ngoài cùng, tính kim loại, tính phi kim. - Kiến thức mới cần hình thành: + Hiểu: nguyên nhân gây ra tính chất hóa học chung của kim loại. + Làm một số thí nghiệm đơn giản về TCHH của kim loại (KL tác dụng với dd axit, Na tác dụng với nước) 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng từ vị trí kim loại trong BTH suy ra cấu tạo nguyên tử kim loại và từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất của kim loại. - Viết PTHH minh họa các tính chất hóa học chung của kim loại. - Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT tự luận liên quan đến TCHH của kim loại. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, qua đó tạo niềm đam mê khoa học bộ môn. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm kết hợp thí nghiệm trực quan. C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Giáo án, dụng cụ thí nghiệm gồm: dụng cụ thí nghiệm gồm ống nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm và hóa chất: Na, định Fe, dây Cu, dây Al, hạt Zn, dd HCl, dd H2SO4, dd HNO3 loãng. 2. Học sinh: - Ôn tập về TCHH của kim loại ở lớp 9, SGK, SBT. Soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS Lớp 12B3 12B4 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS1: Giải thích các TCVL chung của kim loại ? HS2: Làm bài tập số 8 sgk trang 82. GV: Gọi HS khác nhận xét, sau đó GV chuẩn kiến thức và chấm điểm cho từng HS. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) Giáo viên cho HS quan sát các mẫu dây kim loại: Fe, Cu, Al. GV đặt vấn đề tiếp, vậy các kim loại trên có tính chất hóa học như thế nào (Làm thí nghiệm về phản ứng của Al với O2, HCl, HNO3 loãng, đặc) ? Mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay. “TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (tt)” b. Triển khai bài: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (20 phút) GV: Chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất liên quan đến KL tác dụng với dung dịch axit. Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm của: * Nhóm 1: Làm thí nghiệm 1 TN1: Fe với HCl, HNO3 (loãng), đặc. * Nhóm 2: Làm thí nghiệm 2 TN2: Na tác dụng với H2O * Nhóm 3: Làm thí nghiệm 3 TN3: Fe tác dụng với dd CuSO4 ? Xác định sự thay đổi số ôxi hóa của các nguyên tố có thây đổi. ? Viết và cân bằng các PTHH dưới dạng phân tử và ion thu gọn. HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát hiện tượng và viết PTHH minh họa cho các phản ứng đó. GV: Quan sát HS làm thí nghiệm và chỉnh sai nếu cần. Chuẩn kiến thức cơ bản sau khi các nhóm đã tiến hành xong thí nghiệm và viết PTHH minh họa. Hoạt động 2: (10 phút) GV: Đưa ra hai bài tập vận dụng (máy chiếu hay bảng phụ): BT1: (Chiếu nội dung BT lên máy chiếu) HS: -Thảo luận nhóm nhanh và đại diện trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. - Viết PTHH minh họa. GV: Chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận. BT 2: (Chiếu nội dung BT lên máy chiếu) HS: -Thảo luận nhóm và đại diện lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình. - Nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận. Chú ý cân bằng phản ứng ôxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng e. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Nhận xét: Kim loại có tính khử M Mn+ + ne Tác dụng với phi kim: Tác dụng với dung dịch axit: a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: 0 + 1 +2 0 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Hay 0 + 1 +2 0 Fe + 2H Fe + H2 b) Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: Tác dụng với hầu hết các KL (trừ Au, Pt) 0 + 5 3Cu + 8HNO3 +2 +2 Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO 0 + 6 Cu + 2H2SO4 +2 +2 CuSO4 + 2H2O + SO2 * Lưu ý: HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa các kim loại: Fe, Al, Cr, Tác dụng với nước: (KL ở nhóm IA, IIA: Trừ Mg, Be) 0 + 1 +1 0 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 0 + 1 +8/3 0 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2 Tác dụng với dung dịch muối: 0 + 2 +2 0 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Hay: 0 + 2 +2 0 Fe + Cu Fe + Cu II. BÀI TẬP ÁP DỤNG: BT1: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2 , NaCl, HCl, NH4NO3. Số trường hợp tạo muối sắt (II) là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 * HD: Fe + FeCl3 Fe + AlCl3 Fe + CuSO4 Fe + Pb(NO3)2 * HS: Tự viết PTHH BT 2: Cho 4,8 gam một kim loại R (II) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít NO (đktc) duy nhất. Kim loại R là: A. Mg B. Fe C. Zn D. Cu * HD: 0 + 5 3R + 8HNO3 +2 +2 3R(NO3)2 + 4H2O + 2NO Ta có: Suy ra: Vây R là kim loại Cu 4. Củng cố: Từng phần ở trên GV: Chốt lại những phần kiến thức cơ bản của tiết học này: KL tác dụng với dd axit, KL tác dụng với nước và một số chú ý khi giải toán liên quan đến TCHH của kim loại. HS: Lắng nghe và ghi nhận thông tin 5. Dặn dò: (2 phút) - Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài “Tính chất của KL. Dãy điện hóa của KL” về: TCHH và các dạng bài tập liên quan. - BTVN: 6 SGK trang 89 và bài tập 5.21; 5.26; 5.27 sbt trang 36. - Chuẩn bị bài: “ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI”(tt) + Xây dựng các cặp ôxi hóa – khử, so sánh các cặp ôxi hóa- khử về tính ôxi hóa, tính khử (sắp xếp theo thứ tự tăng dần) + Dãy điện hóa của kim loại ? Ý nghĩa của dãy điện hóa (quy tắc anpha). PHIẾU HỌC TẬP BT1: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2 , NaCl, HCl, NH4NO3. Số trường hợp tạo muối sắt (II) là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 BT 2: Cho 4,8 gam một kim loại R (II) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít NO (đktc) duy nhất. Kim loại R là: A. Mg B. Fe C. Zn D. Cu
File đính kèm:
- h12tiet29.doc