Bài giảng Tiết 29: Tính chất của kim loại dãy điện hoá của kim loại (tiếp)

Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: HS biết :

 - Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại( các nguyên tử được xếp theo chiều giảm dần của tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29: Tính chất của kim loại dãy điện hoá của kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
12D
14/11/2010
12E
Tiết 29: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
 DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 
 (Tiếp) 
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: HS biết : 
 - Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại( các nguyên tử được xếp theo chiều giảm dần của tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
 2. Kĩ năng : 
 - Dự đoán được chiều của phản ứng oxi hoá khử dựa vào dãy điện hoá.
 - Viết được các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử, chứng minh tính chất của kim loại
 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của kim loại trong hỗn hợp.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức giữ gìn kim loại tránh các tác động không tốt của môi trường 
 - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Hoá chất: Kl Na, đinh sắt, dây sắt, dây đồng, dây nhôm, hạt kẽm, dd HCl, H2SO4loãng, HNO3 loãng
 Dụng cụ: dụng cụ Tn chứng minh kim loại có độ dẫn điện khác nhau, ống nghiệm, đèn cồn, giá TN.
 2.Chuẩn bị của HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu những tính chất hoá học chung của kim loại? Viết PTHH minh hoạ?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Cặp oxi hoá khử của kim loại
GV: Yêu cấu HS viết phương trình ion của phản ứng
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 
HS: viết phương trình ion rút gọn
 Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu 
 Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag 
Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng
Chất oxi hoá Cu2+ + 2e → Cu
chất khử Cu → Cu2+ + 2e 
Cặp oxi hoá khử: Cu2+/Cu
Hoạt động 2: So sánh tính chất của các cặp oxi hoá khử
GV: Cho HS so sánh mức độ hoạt động của các cặp ôxi hoá - khử Zn2+/Zn và Cu2+ /Cu , Cu2+ /Cu và Ag+/Ag 
Zn2+/Zn và Cu2+ /Cu 
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu 
Ion Zn2có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+ 
KL Zn có tính khử mạnh hơn Lk Cu
HS: Nghiên cứu SGK cho biết dãy điện hoá của KL 
GV: Nhấn mạnh: Dãy điện hoá của kim loại là dãy gồm các cặp oxi hoá của kim loại được xếp theo chiều tăng tính oxi hoá của các ion dương KL và chiều giảm tính khử của nguyên tử KL
Hoạt động 3: Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại
GV: Nêu quy tắc 
HS: Vân dụng quy tắc xét chiều của phản ứng oxi hoá khử Cu2+/Cu,
Fe2+/Fe
 Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu 
III. Dãy điện hoá của kim loại:
1.Cặp oxi hoá khử của kim loại:
Nguyên tử kim loại dễ nhường e → ion kim loại 
Ngược lại ion kl có thể nhận e→nguyên tử
 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 
 Cu2+ + 2e Cu
 Fe2+ + 2e Fe
Các nguyên tử KL(Cu, Fe...) đóng vai trò là chất khử. Các ion KL(Cu2+,Fe2+) đóng vai trò là chất oxi hóa
Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên một cặp oxi hoá - khử của kim loại.
VD: Cặp oxi hoá - khử : Ag+/Ag, Cu2+/Cu,
Fe2+/Fe...
2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá khử
VD: So sánh tính chất của 2 cặp Ag+/Ag và Cu2+/Cu 
 Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag 
Không xảy ra
2Ag + Cu2+ → Cu + 2Ag+ 
ion Cu2+ không oxi hoá được Agkim loại
KL Cu khử được ion Ag+ 
Vậy Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+
Kl Cu có tính khử mạnh hơn Ag
3.Dẫy điện hoá của kim loại :
Người ta so sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại
4. Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại:
Dãy điện hoá của kim loại cho phép ta dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá khử theo quy tắc anpha
Phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn
3. Củng cố- Luyên tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài
Làm bài tập: Cho 16,2 gam KL M hoá trị n không đổi tác dụng với 0,15 mol Oxi . Chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd HCl dư thấy bay ra 13,44 l khí H2(đktc) Xác định kim loại M
 4M + n O2 → 2M2On 
 0,15 mol 
 M2On + 2nHCl → 2MCln + n H2O 
 M + n HCl → MCln + n/2 H 2 
 1,2/n 13,44/22,4 = 0,6
 nM = 0,6/n + 1,2/n = 1,8/n M = 16,2.n/1,8 = 9n 
 n = 1 → M = 9 loại ; n = 2 → M = 18 loại ; n = 3 → M = 27 → Al 
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết 
 Làm bài tập 4,5,6,7,8 SGK
 Chuẩn bị bài luyện tập 
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 29- day dien hoa ...doc
Giáo án liên quan