Bài giảng Tiết 29: Tỉ khối của chất khí (tiếp)

Mục tiêu :

 1. Kiến thức: Học sinh xác định tỉ khối của khí A đối với khí B & biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí

2. Kĩ năng:vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí

3. Thái độ: Giáo dục ý thức say mê môn học

II.Đồ dùng:

 1. G/v : Hình vẽ sgk tr.68 , phiếu học tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29: Tỉ khối của chất khí (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 
Giảng:
Tiết 29 Tỉ khối của chất khí
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: Học sinh xác định tỉ khối của khí A đối với khí B & biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí
2. Kĩ năng:vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức say mê môn học 
II.Đồ dùng:
 1. G/v : Hình vẽ sgk tr.68 , phiếu học tập
 2. H/s : Đọc trước bài 20 sgk
III. Phương pháp: Trựcquan, đàm thoại, hđn
IV:Tổ chức giờ học 
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào giờ học bài mới )
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 
 * Khởi động : Khi nghiên cứu về t/c của một chất khí nào đó , một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết là bao nhiêu , hoặc hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? chúng ta sẽ tìm hiểu bài học
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung kiến thức
 18
phút
16
phút
Hoạt động 1
MT: Học sinh xác định tỉ khối của khí A
 đối với khí B
? Người ta bơm khí nào vào bang bay để bóng có thể bay lên được ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
? Nếu bơm khí oxi hoặc khí cacbonic thì bóng có bay lên cao được không ? vì sao ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- Như vậy để biét được khí này nặng hơn hay nhẹ hơn khí kia & nặng hay nhẹ hơn bao nhieu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí
- G/v đưa công thức tính dA/B lên bảng cho h/s quan sát
? Em hãy giải thích các kí hiệu có trong công thức ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng:
 * Hãy cho biết khí CO2 , khí Cl2 nặng hơn hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần ?
- Y/ c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả 
- Gọi một h/s lên bảng giải – các nhóm tiếp tục thảo luận
- Đ/d nhóm nhận xét bài trên bảng
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng 
- G/v đưa nội dung bài tập 2 lên bảng:
 * Em hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng sau:
 MA
 32
 14
 8
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm lên bảng điền vào bảng – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng: 64 , 28 , 16
Hoạt động 2
MT: Học sinh biết cách xác định tỉ
 khối của một chất khí đối với không khí
- G/ v nêu vấn đề ta có công thức:
- G/v giải thích Mkk là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp không khí 
- G/v thông báo thành phần của không khí theo sgk . Mkk = (28 . 0,8) + (32 . 0,2) = 29g
- Hãy thay giá trị trên vào công thức dA/kk 
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm lên bảng viết công thức – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
? Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng mol
của khí A khi biết tỉ khối của khí A so với không khí ?
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng : Khí A có công thức dạng chung là: RO2 . Biết d A/kk = 1,5862 . Hãy xác định công thức của khí A
- G/v có thể hướng dẫn : xác định MA , MR & tra bảng tr.42 sgk
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm lên giải bài tập trên bảng – nhóm khác bổ xung 
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng : Có các khí sau: SO3 , C3H6 Hãy cho biết các khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
- Gọi 2 h/s lên giải bài tập trên các nhóm tiếp tục thảo luận
- Đ/d nhóm nhận xét & bổ xung bài tập trên bảng
- G/v đưa ra đáp án đúng: 
 Khí SO3 nặng hơn không khí 2,759 lần 
 Khí C3H6 nặng hơn không khí 1,448 lần 
I. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
 d A/B = 
Trong đó : dA/B : là tỉ khối của khí A so
 với khí B
 MA : là khối lượng mol của A
 MB : là khối lượng mol của B
- Ví dụ 1: 
- Khí cacbonic nặng hơn khí hđro 22 lần
- Khí clo nặng hơn khí hiđro 35,5 lần
- Ví dụ 2: 
 MA
64
 32
14
 14
16
 8
II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ?
d A/kk = 
 MA = 29. d A/kk
- Ví dụ 1:
- Khối lượng mol của khí A là:
MA = 29. 1,5862 = 46g
Khối lượng mol của R là :
 MR = 46 – 32 = 14 g
- vậy R có khối lượng mol = 14 là nguyên tố N
và công thức của A là : NO2
- Ví dụ 2:
Khí SO3 nặng hơn không khí 2,759 lần 
Khí C3H6 nặng hơn không khí 1,448 lần 
4. Củng cố ( 12 phút )
 * Bài tập 1: Hợp chất Acó tỉ khối so với khí hiđro là 17 . Hãy cho biết 5,6 lít khí A ở đktc có khối lượng là bao nhiêu g ?
 * nA = ; MA = . 
 mA = n . MA = 0,25 . 34 = 8,5g
5. Dặn dò ( 3 phút ) - Hướng dẫn h/s đọc mục em có biết ; đọc trước bài 21 sgk 
 - BTVN: 1, 2, 3 tr.69 sgk

File đính kèm:

  • docTIET29~1.DOC