Bài giảng Tiết 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt (Tiết 5)

1.1. Kiến thức

- Khắc sâu cho HS các kiến thức về tính chất hoá học của nhôm và sắt.

 1.2. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tiến hành các thí nghiệm đơn giản

- Kĩ năng làm bài tập thực hành hoá học.

1.3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học.

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc và tiết kiệm

2. Chuẩn bị

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt (Tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ứng được với dung dịch kiềm
4.3.Bài mới
*Vào bài: Chúng ta đã đi tìm hiểu về tính chất hoá học của 2 kim loại là nhôm, sắt. Cũng như đã được tiến hành 1 số thí nghiệm để tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm và sắt. Hôm nay các em sẽ đi tiến hành lại một số thí nghiệm đó, để 1 lần nữa khẳng định lại 1 số tính chất hoá học của Al và Fe.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: tiến hành thớ nghiệm 
- GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/70.
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- HS: Thu nhận thông tin SGK/70 và nêu được cách tiến hành từng thí nghiệm
? Các thí nghiệm tiến hành nhằm mục đích gì.
- HS: Chứng minh tính chất Al và Fe có phản ứng với phi kim. Kiểm tra lại tính chất khác biệt của Al và Fe.
- GV: Lưu ý cho HS cách tiến hành các thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Khum tờ giấy chứa bột Al, gõ nhẹ để bột Al rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn, chú ý điều chỉnh khoảng cách.
+ Thí nghiệm 2: Do phản ứng toả ra nhiều nhiệt, vì vậy khi làm thí nghiệm trong ống nghiệm phải làm với lượng nhỏ và cẩn thận. Dùng nam châm thử hỗn hợp Fe, S trước khi phản ứng và sau phản ứng. Có thể thay ống nghiệm đế sứ, đốt nóng đỏ đầu đũa thuỷ tinh rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp trên.
+ Thí nghiệm 3: Không để dung dịch NaOH rây ra xung quanh.
- HS: Lắng nghe những lưu ý của GV khi tiến hành các thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS ghi nhớ cách tiến hành thí nghiệm
+ Nêu quy định khi kiểm tra, mỗi nhóm gồm 3 HS.
- HS: Ghi nhớ cách tiến hành thí nghiệm, nắm được quy định khi kiểm tra.
- GV: Gọi lần lượt từng nhóm lên bảng tiến hành thí nghiệm, yêu cầu mỗi nhóm:
+ Nêu cách tiến hành thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm---> nêu hiện tượng xảy ra.
? Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Viết PTHH minh hoạ
+ Rút ra nhận xét.
- HS: Các nhóm lần lượt lên bảng tiến hành thí nghiệm, thực hiện các yêu cầu của GV. Chú ý tiết kiệm hoá chất và đảm bảo an toàn.
- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, chấm điểm cho từng nhóm theo thang điểm:
+ Nêu được cách tiến hành thí nghiệm: 1,5 điểm
+ Thí nghiệm thành công, an toàn, hiện tượng quan sát rõ: 3 điểm
+ Giải thích đúng: 1,5 điểm
+ Viết đúng PTHH: 1 điểm
+ Rút ra được nhận xét qua mỗi thí nghiệm: 1 điểm 
+ Thao tác chính xác, tiết kiệm hoá chất: 1 điểm.
+ Dọn vệ sinh: 1 điểm
* Giới thiệu về sản phẩm của thí nghiệm 3:
2Al(r)+ 2NaOH(dd) + 2H2O(l) → 2NaAlO2(dd) + 3H2(k)
* Hoạt động 2: viết bản tường trỡnh
- GV: Yêu cầu HS dựa trên thí nghiệm đã tiến hành kết hợp với quan sát thí nghiệm do các nhóm khác tiến hành và kiến thức đã học về Al và Fe. Hoàn thành nội dung bản tường trình theo mẫu.
- HS: Viết bản tường trình thực hành.
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi 
- Cách tiến hành: SGK/70
- Hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
- Nhận xét: do Al phản ứng với O2 trong không khí tạo thành Al2O3.
PTHH:
 4Al(r) + 3O2(k) 2Al2O3(r)
=> Al đóng vai trò là chất khử.
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
- Cách tiến hành: SGK/70
- Hiện tượng: Hỗn hợp cháy nóng đỏ, toả nhiều nhiệt 
- Nhận xét: Do sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh 
 Fe(r) + S(r) FeS(r)
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong 2 lọ không dán nhãn.
- Cách tiến hành: SGK/70
- Hiện tượng:
+ ống có phản ứng xảy ra: kim loại tan và có khí không màu thoát ra. Lọ tương ứng đựng Al.
+ ống không có hiện tượng gì, lọ tương ứng đựng Fe.
- Nhận xét: Al có phản ứng với dung dịch kiềm, Fe không có phản ứng
II- Viết bản tường trình.
 4.4. Củng cố
- Nhận xét đánh giá ý thức của HS trong giờ học, công bố điểm phần thực hành của các nhóm.
- Thu bản tường trình thực hành chấm
- Dọn dụng cụ - hoá chất và vệ sinh lớp học, vệ sinh các dụng cụ thực hành 
 4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương kim loại
- Đọc trước nội dung bài: “ Tính chất của phi kim ”.
5. Rút kinh nghiệm
.
CHƯƠNG III: PHI KIM. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYấN TỐ HểA HỌC
* Mục tiêu chương III
1. Kiến thức
- biết được: 
+ Tính chất của phi kim nói chung, tính chất và ứng dụng của clo, cacbon, silic. Viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó
+ Các dạng thù hình chính của cacbon, 1 số tính chất vật lí tiêu biểu và 1 số ứng dụng của các dạng thù hình đó.
+ Nêu được tính chất hoá học cơ bản của CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat. Viết được các PTHH minh hoạ.
+ Một số ứng dụng của silicđioxit, sơ lược về công nghiệp silicat.
+ Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: nguyên tắc sắp xếp; cấu tạo bảng tuần hoàn(ô nguyên tố, chu kì, nhóm), sự biến thiên tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu kì, nhóm; ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng viết PTHH.
- Kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm đơn giản, quan sát và đưa ra nhận xét.
- HS sử dụng thành thạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
3. Thỏi độ
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học. Tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc và tiết kiệm.
- Biết vận dụng các kiến thức được học vào thực tế cuốc sống và sản xuất.
Ngày soạn :..
Ngày giảng:  Tiết 30
TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức 
Biết được:
- Tính chất vật lí của phi kim.
- Tính chất hoá học của phi kim: tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Sơ lược về độ hoạt động hóa học mạnh, yếu của một số phi kim.
 1.2. Kĩ năng 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệmrút ra được nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.
- Viết được một số PTHH theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim .
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng.
1.3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, chính xác.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Tranh vẽ hình 3.1/75
	+ 1 số phi kim: C, S, P, Br2, I2
- HS:	+ Ôn tập lại các kiến thức về oxit axit, kim loại.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài .
3. Phương phỏp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Quan sát; Hoạt động nhóm.
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3.Bài mới
*Vào bài: Chúng ta đã biết đơn chất được chia thành 2 loại là kim loại và phi kim. Các em đã được học về tính chất của kim loại nói chung và một số kim loại điển hình. Vậy phi kim có những tính chất gì, khác kim loại như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta ùng nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Phi kim có những tính chất vật lí nào?
- GV Cho HS thu nhận thông tin SGK kết hợp hiểu biết thực tế và quan sát mẫu: C, S, P, Br2, I2.
? Kể tên một số nguyên tố phi kim mà em biết.
- HS: C, S, P, Br2, I2.
? Em có nhận xét gì về trạng thái của các phi kim.
- HS: Tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
? Nêu các tính chất vật lí khác của phi kim mà em biết.
- HS: Phần lớn không dẫn điện, dẫn nhiệt
? So sánh tính chất vật lí của kim loại và phi kim.
- HS: Sử dụng kiến thức đã học về tính chất vật lí của kim loại để so sánh với phi kim.
* Hoạt động 2: Phi kim có những tính chất hoá học nào?
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học(tính chất hoá học của kim loại, tính chất hoá học của oxi)
? Phi kim có tính chất hoá học nào.
- HS: Tác dụng với kim loại, tác dụng với oxi.
- GV: Ngoài các tính chất hoá học trên, phi kim còn có phản ứng với hiđro.
? Khi phản ứng với kim loại có những sản phẩm nào được tạo thành. 
- HS: Muối, oxit axit
? Viết PTHH minh hoạ cho phản ứng của phi kim với kim loại.
- HS: Lên bảng viết PTHH
? ở lớp 8, em đã học phản ứng của phi kim nào với hiđro và sản phẩm thu được là gì.
- HS: Phản ứng của oxi với hiđro, sản phẩm thu được là nước.
? Viết PTHH minh hoạ.
- HS: lên bảng viết PTHH.
- GV: Treo tranh vẽ H3.1/75.
? Tranh vẽ mô tả thí nghiệm nào và mục đích của thí nghiệm.
- HS: Phản ứng của hiđro với clo. Mục đích là chứng minh tính chất tác dụng với hiđro của phi kim.
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm, nhận xét màu sắc của các chất trước.
- HS: Mô tả thí nghiệm theo tranh vẽ, nhận xét màu sắc của các chất đem phản ứng
? Nhận xét hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng.
- HS: + Hiđro cháy trong khí clo tạo ra chất khí không màu. giấy quỳ tím hoá đỏ
+ Do khí hiđro và clo đã tác dụng với nhau tạo ra khí hiđro clorua. Khí hiđro clorua tan trong nước tạo ra dung dịch axit clohiđric, làm quỳ tím hoá đỏ.
? Viết PTHH minh hoạ.
- HS: Lên bảng viết PTHH
- GV: Nhiều phi kim khác như C, S, Br2 tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí.
? Qua đó, em rút ra nhận xét gì về phản ứng của kim loại với hiđro.
- HS: Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức thức bài tính chất của oxi.
? Các em đã được tiến hành thí nghiệm của phi kim nào phản ứng với oxi.
- HS: S, P
? Nhắc lại hiện tượng xảy ra và viết PTHH minh hoạ.
- HS: S, P cháy trong oxi
? Sản phẩm của phản ứng thuộc loại hợp chất vô cơ nào.
- HS: Oxit axit.
- GV: Ngoài S, P, nhiều phi kim khác cũng có phản ứng với oxi, sản phẩm thu được là oxit axit.
? Rút ra nhận xét gì về phản ứng của phi kim với oxi.
- HS: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo ra oxit axit.
- GV: Các phi kim khác nhau hoạt động hoá học mạnh yếu khác nhau: F, Cl2, O2, Br2, I2 là những phi kim hoạt động hoá học mạnh. Trong đó F là phi kim hoạt động hoá học mạnh nhất; C, Si là những phi kim hoạt động hoá học yếu hơn.
+ Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/75.
? Căn cứ vào đâu để xác định mức độ hoạt động hoá học của phi kim.
- HS: Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với kim loại và hiđro.
- GV: Bổ sung thông tin:
+ Hỗn hợp F và H2 nổ trong bóng tối, Cl2 phản ứng với H2 khi chiếu sáng, Br2, C phản ứng với H2 ở nhiệt độ cao. Cl2 đẩy được Br2, Br2 đẩy được I2 ra khỏi dung dịch muối:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
+ Clo phản ứng với Fe tạo ra hợp chất sắt(III)
+ S phản ứng với Fe tạo ra hợp chất sắt(II)
=> Clo hoạt động hoá học mạnh hơn S.
- GV: Gọi HS đọc kết luận SGK/76. 
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
- Tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Phần lớn không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
II. Phi kim có những tính chất hoá học nào?
1.Tác dụng với kim loại:
a

File đính kèm:

  • docT29-30.doc
Giáo án liên quan