Bài giảng Tiết 29 - Bài 23: Thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt (tiết 3)

I.Môc tiªu.

1) Kiến thức:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

-Nhôm tác dụng với oxi.

-Sắt tác dụng với lưu huỳnh .

-Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

2) Kĩ năng:

-Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

-Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các pthh.

-Viết tường trình thí nghiệm

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29 - Bài 23: Thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 26/11/2011
Ngµy gi¶ng: 29/11/2011
 Tiết 29. 
Bài 23 THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I.Môc tiªu.
Kiến thức:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
-Nhôm tác dụng với oxi. 
-Sắt tác dụng với lưu huỳnh . 
-Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
Kĩ năng:
-Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
-Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các pthh.
-Viết tường trình thí nghiệm
Thái độ:
- Phản ứng của nhôm với oxi, sắt với lưu huỳnh.
- Nhận biết nhôm và sắt 
Rèn luyện ý thức cẩn thận , kiên trì trong học tập và thực hành hoá học 
II.CHUẨN BỊ: 
1/Dụng cụ:ống nghiệm , muỗng lấy hoá chất rắn , giá thí nghiệm, phểu, mảnh bìa cứng (bằng 1/4 tờ A4),hoặc muỗng nhựa nhỏ ,nam châm, đũa thuỷ tinh , chổi rửa, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt , kẹp ống nghiệm 
2/Hoá chất:Bột nhôm, dd NaOH, bột sắt, dd HCl, bột S, 
3/ HS ôn tập tính chất hoá học của nhôm và sắt 
4/Chuẩn bị phiếu học tập:
Có 3kim loại Fe, Al, Cu. Đựng trong 3lọ không ghi nhãn . Bằng thực nghiệm hoá học ,hãy lập sơ đồ và nêu cách phân biệt 3 kim loại đó 
Lưu ý về an toàn trong khi làm thí nghiệm 
-Cẩn thận với phản ứng đốt cháy Fe với S 
-Bột Fe, Al, S. khô và được bảo quản trong lọ kín 
-Bột Fe và S chỉ lấy lượng hoá chất nhỏ 
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sản xuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quan trọng của 2 nguyên tố này 
3. Nội dung thực hành.
Hoạt động 1:Tổ chức hướng dẫn hs tìm hiểu mục tiêu, nội dung cách tiến hành TN trong bài TH
Hoạt động 2:Thực hành.
1.TN1: Đốt bột nhôm trong không khí, chú ý bột nhôm khô mịn, tránh bột nhôm bay vào mắt.
2.TN2: Đốt hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh .
Chú ý bột lưu huỳnh và bột sắt phải khô và đúng tỉ lệ khối lượng. Ong nghiệm khô chịu nhiệt .
Đốt nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh cho đến khi đốm sáng rực xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra 
3.TN3:Nhận biết kim loại nhôm và sắt .
Nhôm có phản ứng với dd NaOH tạo bột khí còn sắt không có phản ứng. Dd NaOH phải đặc thì dễ quan sát hiện tượng 
Hoạt động 3: Viết tường trình TN
Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổng kết, thư kí ghi chép :
TN1:Nhôm tác dụng với oxi không khí 
Al(rắn,bột trắng) + O2 (kk) à Al2O3 (rắn, trắng)
TN2:Sắt tác dụng với lưu huỳnh 
Fe(r, bột đen) + S(r, bột vàng)à FeS(r, đen)
TN3:Nhận biết kim loại nhôm, sắt 
Ong nghiệm có sũi bọt khí có chứa nhôm do phản ứng của nhôm với dd NaOH 
-Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà gồm các nội dung :TN,hiện tượng, giải thích và viết PTHH
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cố
- HS làm vệ sinh, thu dọn dụng cụ, hóa chất đúng nơi quy định:
- GV nhận xét, đánh giá chung về tinh thần thái độ, kết quả bài thực hành và rút kinh nghiệm nếu cần
b, Dặn dò
 -học kĩ các bài ở chương I và II để tiết sau ôn tập chuẩn bị cho thi HKI 
-Nếu còn dư thời gian GV có thể cho hs làm bài tập ở phiếu học tập 
-Nghiên cứu bài mơi: Tìm hiểu về tính chất hoá học của phi kim.
Ngµy so¹n: 26/11/2011
Ngµy gi¶ng: 01/12/2011
 Tiết 30 
Bài 25 TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I.Môc tiªu.
Kiến thức:
-Biết dược một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
-Biết những tính chất hoá học chung của phi kim:Tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô. (KTTT)
-So lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim .
Kĩ năng:
-Biết quan sát TN, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim 
-Viết được 1 số PTHH theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim 
-Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong pứ hoá học.
Trọng tâm:
- Tính chất hóa học chung của phi kim.
II.CHUẨN BỊ: 
-TN clo tác dụng với hiđro (nếu có)
Dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng TN , lọ đựng khí clo 
Dụng cụ điều chế khí hiđro (xem chương 5 sgk hoá học 8 )và các ống dẫn khí như hình 3.1 sgk hoá học 9 
-Hoá chất :C, S, P(đỏ), Cl2, dd HCl, Fe, Cu, Al. 
-ống nghiệm, giá TN, muỗng lấy hoá chất,đèn cồn, dụng cụ thử tính dẫn điện.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1,ổn định tổ chức:
2,Kiểm tra bài cũ:
3,Bài mới:
-Giới thiệu bài:Kim loại có những tính chất chung nào ?(kiểm tra bài cũ) so với kim loại, phi kim có những tính chất nào khác để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài tính chất của phi kim .
Hoạt động 1:Tính chất vật lí của phi kim
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
-GV yêu cầu HS cho biết tên , KHHH, tính chất vật lí, của một số phi kim 
-GV bổ sung và thông báo tính chất vật lí của phi kim 
-HS thảo luận trả lời :Than C, S, rắn , không dẫn điện, không dẫn nhiệt. 
-HS ghi các thông tin vào vở
Tiểu kết: 
-Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái:Thể rắn I2, S, C..., thể lỏng Br2, thể khí O2, Cl2... 
-Không dẫn điện, dẫn nhiệt,và có nhiệt độ nóng chảy thấp 
Hoạt động 2: Phi kim có những tính chất hoá học nào?
-GV yêu cầu HS cho VD về kim loại với phi kim
-GV hướng dẫn để HS nhận xét về tính chất này
- GV yêu cầu HS viết PTHH giữa oxi và hiđro, giữa hiđro với clo.
-GV có thể dựa vào tn sgk yêucầu hs mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét 
-GV thông báo ngoài H2 , một số phi kim khác phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí 
-GV yêu cầu HS viết PTHH giữa S, P với oxi và yêu cầu HS nhận xét 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV cho VD
2 Fe+3Cl2à 
Fe + S à 
-Yêu cầu HS viết PTHHvà nhận xét hoá trị của Fe trong VD trên àmức độ hoạt động của clo và S 
-GV cho VD H2+Cl2à
H2+Sà ; H2+ F2à ; và ghi điều kiện phản ứng . Yêu cầu HS nhận xét phản ứng nào dể xảy ra nhất à độ mạnh yếu của 3 nguyân tố Cl, F, S. 
-GV yêu cầu HS nêu mức độ hoạt động của phi kim .
-GV bổ sung và kết luận 
-HS dựa vào bài kim loại đã học để cho VD 
-HS nhận xét (kim loại + phi kimà muối(oxít)
-HS viết PTHH 
-HS quan sát và nhận xét (hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu , làm giấy qùy tím hoá đỏ
-HS viết PTHH và nhận xét 
-HS viết PTHH và nêu mức độ hoạt động của clo và S (Cl> S)
-HS viết PTHH và nhận xét phản ứng dễ xảy ra nhất là :
H2+ F2àH2+Cl2àH2+S 
-HS nhận xét mức độ hoạt động của các phi kim được căn cứ vào khả năng nào ?(kim loại và hiđro ) 
Tiểu kết: 
1/Tác dụng với kim loại:
-Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối 
2Fe + 3Cl2à 2FeCl3
2/Tác dụng với hiđro:
2H2 + O2 à 2H2O
H2 + Cl2 à 2HCl 
3/Tác dụng với oxi: 
 t0
S + O2 à SO2 k/ màu 
4P +5 O2 à 2P2O5 trắng
Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxít axít 
4/ Mức độ hoạt động của phi kim:
Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro 
VD:F,Cl, O. là những phi kim mạnh 
S, P, C, Si là những phi kim yếu 
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cố
-GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài học 
-GV yêu cầu HS làm bài tập 3,5 sgk 
 SàSO2àSO3àH2SO4àNa2SO4àBaSO4
-GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ trên 
b, Dặn dò
-Làm các bài tập còn lại 
-Nghiên cứu bài mới : Tìm hiểu về tính chất vật lí và hoá học của clo, ứng dụng và phương pháp điều chế clo. 

File đính kèm:

  • docHOA 9.15.doc