Bài giảng Tiết 29 - Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm – sắt

. Kiến thức: Biết được

 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm

 + Nhôm tác dụng với oxi

 + Sắt tác dụng với lưu hùynh

 + Nhận biết kim loại nhôm và sắt

2. Kỹ năng:

 Sử dụng dụmg cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

 Viết tường trình thí nghiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29 - Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm – sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:...../...../....... 
Tiết 29 Bài 23:
THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM – SẮT
( Kiểm tra 15’)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm
 + Nhôm tác dụng với oxi
 + Sắt tác dụng với lưu hùynh
 + Nhận biết kim loại nhôm và sắt
2. Kỹ năng:
Sử dụng dụmg cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.
Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tiết kiệm
Rèn tính cẩn thận, tinh thần làm việc theo nhóm, kiên trì, trung thực cho học sinh 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
a) Dụng cu:
Ống nghiệm: 	3 	Kẹp gỗ: 	2
Giá đở: 	1 	Đèn cồn:	1
Ống nhỏ giọt: 	1	Bìa cứng:	1
Diêm quẹt: 	1 	Thìa thủy tinh: 	1
b) Hóa chất:
Bột nhôm : 	10g	Bột Fe:S theo tỉ lệ 3:1 về thể tích
DD NaOH: 	5ml
2. Học sinh:
Thực hiện như hướng dẫn ở tiết 29
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thí nghiệm chứng minh, đàm thoại, hoạt động nhóm, quan sát.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Phân chia nhóm thực hành
Đại diện nhóm lấy dụng cụ hóa chất, kiểm tra
2. Kiểm tra kiến thức có liên quan:( Tính chất hóa học của nhôm và sắt)
 -Gọi 3 Hs lên kiểm tra lại các kiến thức về TCHH của nhôm và sắt
 ( mỗi thí nghiệm là 1 bài tập)
3. Tiến hành thí nghiệm:
 Chúng ta đã tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm và sắt. Chúng có những tính chất hóa học giống và khác nhau. Hôm nay chúng ta đi vào thực hành để khắc sâu thêm tính chất hóa học của nhôm và sắt (Biểu điểm: Thực hành : 6đ, tường trình:3đ, trật tự, vệ sinh:1đ- Mỗi thí nghiệm là 3đ) 
Nội dung thí nghiệm
Hiện tượng- giải thích- kết luận
HĐ1: Kiểm tra kiến thức về TCHH của nhôm
Viết các PTPƯ thực hiện biến đổi sau:
 Al AlCl3
 (2) (4)
 Al2O3 Al2(SO4)3
Tổng hợp lại các tính chất hóa học của Al
Tiến hành các thí nghiệm chứng minh
HĐ2:Tiến hành thí nghiệm 1
Học sinh đọc thí nghiệm 1/70
Hướng dẫn học sinh cách thực hiện
Rắc nhẹ bột Al trên ngọn lửa. Tại sao?
Khoảng cách đến ngọn lửa
Nhận xét hiện tượng. viết PTPƯ 
Cho biết vai trò của Al trong phản ứng?
HĐ3:Kiểm tra kiến thức về TCHH của sắt
Viết các PTPƯ thực hiện biến đổi sau:
 (2) FeCl2
Fe3O4 Fe FeCl3
 (4) FeS
HĐ4:Tiến hành thí nghiệm 2
Đọc thí nghiệm 2/70
Hướng dẫn cách thực hiện
Cho biết điều kiện để phản ứng xảy ra?
Trộn đều hỗn hợp theo tỉ lệ 3:1 về thể tích. Tại sao phải trộn đều?
Chỉ đun nhẹ ống nghiệm, khi phản ứng xảy ra thì ngừng đun
Nhận xét hiện tượng xảy ra
Viết PTPƯ 
Sản phẩm thu được có bị nam châm hút không? Vì sao?
HĐ5:Kiểm tra kiến thức cho thí nghiệm 3
-Về TCHH nhôm và sắt khac nhau ở chổ nào?
HĐ 6: Tiến hành thí nghiệm 3
Học sinh đọc thí nghiệm 3/70
Nêu lại cách thực hiện
Giáo viên hướng dẫn lại cách thực hiện
Chú ý: Lượng NaOH vừa đủ
NaOH là hợp chất ăn da
Nhận xét hiện tượng xảy ra
Nếu thay dd NaOH bằng dd HCl hoặc HNO3 đặc nguội có nhận biết được không? Tại sao?
HĐ7:
Thảo luận làm bài tập (3’)
Cho các kim loại sau: Ag,Cu, Fe, Al
Hãy cho biết kim loại nào:
a)Không phản ứng với dd HCl
b)Đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4?
c)Phản ứng được với dd HCl và dd NaOH
d)Hoạt động mạnh hơn Cu, yếu hơn Al
(Chọn các chất: Cl2, O2, H2SO4. H2SO4 )
TN1: Tác dụng của nhôm với oxi:
Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
PTPƯ:
4Al + 3O2 2Al2O3
 (Chọn các chất:CO, HCl, Cl2, S)
TN2: Tác dụng của Fe với S:
S nóng chảy bay hơi, có khói bay ra, hỗn hợp nóng đỏ lên, phản ứng tỏa nhiều nhiệt
Sản phẩm tạo thành khi để nguội có màu đen là sắt(II)sunfua FeS
PTPƯ 
Fe + S FeS
(-Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm còn sắt thì không )
 TN3: Nhận biết kim loại nhôm, sắt:
-Nhỏ khoảng 5 giọt dd NaOH vào 2 ống nghiệm 
- Có bọt khí xuất hiện: Al
- Không có hiện tượng xảy ra: Fe
4. Đánh giá, nhận xét:
Hoàn chỉnh bảng tường trình
Giáo viên nhận xét, đánh giá buổi thực hành 
Thu dọn dụng cụ, vệ sinh
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Phân biệt tính chất hóa học của Al và Fe
Chuẩn bị bài 25:
Biết được một số phi kim thường gặp (trạng thái, màu sắc)
Tìm hiểu tính chất hóa học của phi kim, mức độ hoạt động hóa học của phi kim so sánh với kim loại, những tính chất hóa học nào đã nghiên cứu.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 29 hóa9.doc