Bài giảng Tiết 28: Tính chất của kim loại dãy điện hoá của kim loại (tiếp)
. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: HS biết :
- Tính chất hoá học chung là tính khử( khử phi kim, ion H+trong nước, dd axit, ion kim loại trong dd muối)
2. Về kĩ năng :
- Viết được các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử, chứng minh tính chất của kim loại
- Xác định kim loại, Tính % khối lượng kim loại trong hh.
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 12D 7/11/2010 12E Tiết 28: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI (Tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: HS biết : - Tính chất hoá học chung là tính khử( khử phi kim, ion H+trong nước, dd axit, ion kim loại trong dd muối) 2. Về kĩ năng : - Viết được các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử, chứng minh tính chất của kim loại - Xác định kim loại, Tính % khối lượng kim loại trong hh. 3. Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn kim loại tránh các tác động không tốt của môi trường - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập, phần mềm thí nghiệm, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ : - Kim loại có những tính chất vật lí chung và riêng nào? Nguyên nhân của tính chất vật lí đó? 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tính chất hóa học chung của kim loại GV: Yêu cầu Hs Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập HS: thảo luận báo cáo kết quả Rút ra được kim loại có tính khử Các nhóm nhận xét kim loại có tính khử GV: Đặt vấn đề giải thích vì sao kim loại có tính khử? HS: Dựa vào cấu tạo của nguyên tử kim loại , so sánh cấu tạo của nguyên tử kim loại so với pk trong một chu kì từ đó suy ra tính chất hoá học chung của nguyên tử kim loại GV: Giúp HS phân biệt khái niệm: Tính khử, chất oxi hoá, chất bị khử GV: Thông báo kim loại có thể khử nhiều phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời kim loại bị ôxi hoá đến sô oxi hoá dương Cho HS quan sát TN dây sắt cháy trong khí clo Viết PTHH dạng tổng quát GV: Nhiều kim loại tác dụng với S → muối sunfua phản ứng cần đun nóng với thuỷ ngân phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường HS: Viết PTHH dạng tổng quát Hoạt động 2: Tác dụng với dd Axit GV: Cho HS quan sát thí nghiệm Fe + HCl, Cu + HNO3 đặc HS: quan sát hiện tượng giải thích bằng phương trình phản ứng Viết PT dạng tổng quát GV: thông báo Fe, Al, Cr... thụ động trong H2SO4 đặc và HNO3 đặc nguội Hoạt động 3: Tác dụng với nước GV: thông báo một số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường , một số phản ứng ở nhiệt độ cao HS: Viết các phương trình phản ứng minh hoạ Hoạt động 4: Tác dụng với muối GV: Cho HS quan sát thí nghiệm đinh sắt tác dụng với dd CuSO4 HS: viết phương trình minh hoạ GV: Yêu cầu HS nêu điều kiện của kim loại tác dụng với dd muối Kim loại không tác dụng với nước và muối phải là muối tan II. Tính chất hoá học: Trong chu kì nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tố phi kim. Số e hoá trị ít, lực liên kết của e với hạt nhân tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử Kim loại có tính chất chung là tính khử M → Mn+ + ne 1. Tác dụng với phi kim: a) Tác dụng với clo: Kim loại tác dụng trực tiếp với clo tạo thành muối clorua 2Fe0 + 3Cl20 TQ: 2M + nCl2 2MCln b) Tác dụng với oxi Kim loại khử oxi từ 0 → số oxi hoá -2 4Al + 3O2 2 TQ: 4M + nO2 2M2On c) Tác dụng với lưu huỳnh: Fe + S FeS Hg + S → HgS TQ: M + nS MSn 2. tác dụng với dd axit : a) Tác dụng với dd H2SO4loãng, HCl : Từ K → Ni khử được H+ trong dd axit trên → H2 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 ↑ M + nH+ Mn+ + 1/2H2 b) Tác dụng với H2SO4 đặc và HNO3 : Hầu hết các kim loại(trừ Pt, Au) khử được N+5, S+6 xuống số oxi hoá thấp hơn 3Cu+8HNO33Cu(NO3)2+2NO+4H2O Cu +2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O NO2, NO, N2O, NH4NO3 SO2, S, H2S M Mn+ + + H2O +HNO3 H2SO4 đặc *Chú ý: Fe, Al, Cr... thụ động hoá trong H2SO4 đặc và HNO3 đặc nguội 3. Tác dụng với nước: KL nhóm IA: Li,Na,K,Rb,Cs Nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Sr,Ba Phản ứng với nước ở nhiệt độ thường một số kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ cao : Fe, Zn 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 ↑ 2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2 4. Tác dụng với dd muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion kim loại yếu hơn trong dd muối thành kim loại tự do Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu M + Rm+ Mn+ + R 3. Củng cố- luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài 1.Dãy kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là: A. Cu, Na, Mg, Ag, Hg B. Li, Ca,Mg,Zn C. Fe, Pb, Zn, Hg, Na D. Li, K, Na, Ca, Ba 2. Cho Mg vào các dd AlCl3, NaCl, FeCl2, CuCl2. có bao nhiêu dd phản ứng với Mg A. 4 dung dịch B. 3 dung dịch C. 2 dung dịch D. 1 dung dịch 3. Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lit khí thoát ra . Tên kim loại đó là: A. Li B. Na C. K D. Cs 4.Cần bao nhiêu gam clo đủ để tác dụng kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3 ? A. 23,1 gam B. 21,3 gam C. 12,3 gam D. 13,2 gam 5.Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai kim loại trong dd HCl dư, thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng, thu được m gam muối khan.Giá trị của m là: A. 1,71 gam B. 17,1 gam C. 3,42 gam D. 34,2 gam 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết Làm bài tập 3,4,5,6 Trang 88 SGK Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Phiếu học tập: Hoàn thành PTHH, xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng ,Viết phương trình ion rút gọn(nếu có) chỉ rõ vai trò của các chất trong các phản ứng sau: 1. Fe + Cl2 2. Al + O2 3. Fe + S 4. Fe + HCl 5. Al + HCl 6. Zn + H2SO4loãng 7.Cu + HNO3 loãng 8. Fe + H2SO4đặc nóng 9. Cu + HNO3đặc 10. K + H2O 11. Fe + CuSO4 12. Cu + AgNO3 Nhóm 1: Phản ứng 1,2,3 Nhóm 2: phản ứng 4,5,6 Nhóm 3: Phản ứng 7,8,9 Nhóm 4: Phản ứng 10,11,12 Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ Trưởng
File đính kèm:
- Tiet 28-Tinh chat cua kl(tiep).doc