Bài giảng Tiết 28: Luyện tập chương II: Kim loại (tiết 1)

a. Kiến thức.

- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.

- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để xét và viết các PTHH. Vận dụng để làm bài tập định tính và định lượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 28: Luyện tập chương II: Kim loại (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
20/11/2011
Ngày giảng:
Lớp 9A:
25/11/2011
Lớp 9B:
23/11/2011
Tiết 28. LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức.
- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để xét và viết các PTHH. Vận dụng để làm bài tập định tính và định lượng.
b. Kĩ năng.
- Làm các bài tập định tính và định lượng để nắm chắc kiến thức
c. Thái độ.
- HS yêu thích môn học
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a, Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập
b, Học sinh: 
- Ôn lại các kiến thức có trong chương
3. Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ: 
- Đưa vào trong bài
b, Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
TG
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại
GV: Yêu cầu HS viết dãy HĐHH của kim loại
GV: Yêu cầu nhắc lại ỹ nghĩa của dãy HĐHH
?/ Yêu cầu so sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt
?/ Viết PTPƯ minh hoạ
GV: Cho HS nhắc lại gang là gì? Thép là gì?
GV: Yêu cầu so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gang và thép
?/ Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
?/ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
?/ Tại sao phải bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
?/ Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
I. Kiến thức cần nhớ
1/ Tính chất hoá học của kim loại:
- Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với dung dịch axit
- Tác dụng với dung dịch muối
* Dãy HĐHH của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
* ý nghĩa của dãy HĐHH:
- Mức độ HĐHH của các kim loại giảm dần từ trái qua phải
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường
- Kim loại đứng trước H phản ứng với 1 số dung dịch axit
- Kim loại dứng trước (trừ Na, K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
2/ Tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau?
a/ Giống nhau: 
- Có tính chất hoá học của kim loại
- Không tác dụng với dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc nguội
b/ Khác nhau:
- Al phản ứng với kiềm còn Fe thì không
- Trong hợp chất Al chỉ có hoá trị III còn Fe có cả hoá trị II và III
3/ Hợp kim sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép
- Gang là hợp kim của sắt với cacbon và 1 số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon từ 2- 5%
- Thép là hợp kim của sắt và cacbon cùng 1 số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon < 2%
* Tính chất: Gang (giòn, không rèn, không rát mỏng được). Thép (đàn hồi, dẻo, có thể rát mỏng được...)
4/ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
22'
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1: Có các kim loại Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với
a/ Dung dịch HCl
b/ Dung dịch NaOH
c/ Dung dịch CuSO4
d/ Dung dịch AgNO3
Viết các PTPƯ xảy ra?
Gv treo bảng phụ nội dung bài tập 2: Hoà tan 0,54 (g) một kim loại R (có hóa trị III trong hợp chất) bằng 500 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,672 (l) khí (đktc)
a/ Xác định kim loại R
b/ Tính CM của dung dịch thu được sau phản ứng?
II. Bài tập
* Bài tập 1:
a/ PT:
- Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
b/ PT:
- 2Al + 2NaOH + 3H2O 2NaAlO2 + 3H2
c/ PT:
- 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu
- Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
d/ PT:
- Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
- Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
- Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
* Bài tập 2:
a/ nH= = = 0,03 (mol)
PT: 2R + 6HCl 2RCl3 + 3H2
- Theo PT: nR = . nH= . 0,03 = 0,02 (mol) MR = = = 27
Kim loại là nhôm, kí hiệu là Al
b/ nHCl = CM . V = 2 . 0,05 = 0,1 (mol)
nHCl (phản ứng) = 2nH= 2 . 0, 03 = 0,06 (mol) nHCl (dư) = ),1 - 0,06 = 0,04 (mol)
nAlCl= nAl = 0,02 (mol)
 CM= = 0,4 (M)
 CM(dư) = = 0,8 (M)
20'
c, Luyện tập, củng cố:
- Trong bài học
d, Hướng dẫn về nhà: (3')
+ GV: Nhắc nhở:
- Chuẩn bị cho giờ thực hành: Chậu nước, phòng thí nghiệm, ...
- BTVN: 1,2,3,4,5,6,7, (69)

File đính kèm:

  • docT 28 Luyen tap chuong II kim loai Da duoc thamdinh.doc
Giáo án liên quan