Bài giảng Tiết 28 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

A. Mục tiêu :

Học sinh biết :

- Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường tự nhiên

- Nguyên nhân làm cho kim loại bị ăn mòn : Do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi truờng

- Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại : Thành phần các chất trong môi truờng, ảnh hưởng của nhiệt độ

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 28 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Bài 21 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ 
Tuần 14 KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN 
- Ngày soạn : 16.11.2009
- Ngày dạy : 21.11.2009
- Dạy lớp : 91 , 92 , 93
A. Mục tiêu :
Học sinh biết :
- Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường tự nhiên
- Nguyên nhân làm cho kim loại bị ăn mòn : Do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi truờng 
- Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại : Thành phần các chất trong môi truờng, ảnh hưởng của nhiệt độ 
- Biện pháp bảo về đồ vật khỏi bị ăn mòn : Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi truờng, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn .
B. Đồ dùng dạy học :
Thí nghiệm H. 2.19 ( đã chuẩn bị trước 1 tuần )
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Hằng năm trên thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang, thép luyện được do kim loại bị ăn mòn . Vậy thế nào là kim loại bị ăn mòn ? Tại sao kim loại bị ăn mòn ? và có những biện pháp nào bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ? Ta cùng tìm hiểu bài 21 
2. Phát triển bài : 38’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
8’
15’
15’
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụg hoá học trong môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại 
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ?
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi truờng :
Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi truờng mà nó tiếp xúc 
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ :
Nhiệt độ càng cao làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh
III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ dùng bằng kim loại không bị ăn mòn ?
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi truờng ( sơn, mạ . . . )
- Chế tạo các hợp chất không bị ăn mòn 
- Yêu cầu học sinh quan sát H.2.18 và 1 miếng sắt bị gỉ. Hỏi :
+ Gỉ có màu gì ? Còn đầy đủ tính chất của kim loại không ?
+ Giải thích nguyên nhân bị gỉ ?
+ Kết luận ?
- Nhận xét - Sửa chữa 
- Giới thiệu thí nghiệm. Hỏi :
+ Đinh sắt trong ống nghiệm nào bị ăn mòn ?
+ Ống 2 và 3 khác nhau như thế nào ?
+ Qua thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì ?( Gợi ý : Sự ăn mòn kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào ? )
- Sửa chữa - Kết luận 
- Nhiệt độ cao có làm ảnh hưởng đến sự ăn mòn của kim loại không ? Hãy nêu 1 ví dụ thực tế ? 
- Sửa chữa - Kết luận 
- Qua nội dung phần 1 và 2. Em hãy nêu 1 vài biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ?
- Sửa chữa 
- Quan sát hình và mẫu vật 
- Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi 
- Quan sát thí nghiệm 
- Xác định ống 2 và ống 3 
- Các nhóm cùng trao đổi trả lời câu hỏi 
- Kết luận : Phụ thuộc vào yếu tố môi trường 
- Cả lớp cùng trao đổi và nêu ví dụ 
- Các nhóm cùng trao dổi và nêu được 1 vài ví dụ 
3. Củng cố : 5’
Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn ?
4. Dặn dò : 1’
- Ôn tập chương II
- Chuẩn bị trước các bài tập bài 22
- Đọc mục “ em có biết “

File đính kèm:

  • docTiết 28 Bài 21 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN.doc
Giáo án liên quan