Bài giảng Tiết 27: Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ( (tiếp)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết dựa vào tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ để tìm ra công thức chất cần tìm.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn số nguyên tử để tìm ra khối lượng mol của nguyên tó cũng như hợp chất.

- Biết tính toán theo PTHH.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27: Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ( (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/11/2010 
Ngày dạy:6/12/2010
Tiết 27. Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ(T2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS biết dựa vào tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ để tìm ra công thức chất cần tìm.
- áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn số nguyên tử để tìm ra khối lượng mol của nguyên tó cũng như hợp chất.
- Biết tính toán theo PTHH.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.
3. Giáo dục
	- Xác định được một sô hợp chất vô cơ có ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, PHT.
 2. Học sinh:
- HS ôn tập lại dạng bài tập tìm công thức chất vô cơ.
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số dạng bài tập mẫu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Bài 1: Để hoà tan hoàn toàn 4 g một oxit kim loại hoá trị III cần dùng 150 ml dung dịch HCl 1M. Hãy tìm công thức phân tử của oxit.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu hướng giải bài tập.
- Gợi ý: có thể có nhiều cách giải khác nhau nhưng hãy chon cách giải đơn giản và dễ hiểu nhất.
- Hãy dựa vào PTHH để tính toán.
- Nghiên cứu bài tập.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
Giải
- GV lưu ý cho HS mấu chốt của vẫn đề là phải tìm được MA.
- Dựa vào PTHH để tính toán.
- Chú ý cách lập luận cho HS có thể thay bằng cách tìm khối lượng mol của oxit.
- Chú ý cho HS là hệ số 2y/x là hoá trị của A
- Có thể đặt 2y/x là n và biện luận các giá trị của n cho thích hợp.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 2: Cho 5,1 g oxit của kim loại chưa rõ hoá trị hoá trị tác dụng hết với 300 g dd HCl 3,65%. Tìm công thức hoá học của oxit. Biết A là kim loại lưỡng tính.
- Dựa vào bài tập số 1 để trình bày cách làm.
- GV yêu cầu HS hãy làm bằng cách tìm khối lượng mol của oxit.
- Gợi ý: Tính số mol oxit theo số mol HCl
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Chú ý cách biện luận hoá trị của A.
- n chỉ nhận giá trị nguyên dương.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhấn mạnh kiến thức, đây là dạng bài tập tổng quát để tìm ra công thức của chất vô cơ.
- Chốt lại kiến thức.
- Ta có: nHCl = 0,3.1 = 0,3 mol
PTHH
- Gọi công thức của oxit là AxOy ( A là kí hiệu hoá học của kim loại cần tìm)
 AxOy + 2yHCl-> xACl2y/x + yH2O
 xMA + 16y (g) 2ymol
 4 (g) 0,15mol
Suy ra 0,15(xMA + 16y) = 4. 2y
-> MA = 18,67. (2y/x) 
- Đặt 2y/x là n là hoá trị của A.
n
1
2
3
MA
18,67
37,34
56
Loại
Loại
Nhận
Vậy A là Fe.
- Công thức của oxit là Fe2O3
Bài 2:
- Thảo luận nhanh theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
- Ta có mHCl = (300 x 3,65) : 100 = 10,95 g
-> nHCl = 10.95 : 36,5 = 0,3 mol
Gọi công thức của oxit là AxOy ( A là kí hiệu hoá học của kim loại cần tìm)
 AxOy + 2yHCl-> xACl2y/x + yH2O
 xMA + 16y (g) 2ymol
 5,1 (g) 0,3mol
Suy ra 0,3(xMA + 16y) = 5,1. 2y
-> MA = 9. (2y/x) 
- Đặt 2y/x là n là hoá trị của A.
n
1
2
3
MA
9
18
27
Loại
Loại
Nhận
- Vậy A là Al.
- Công thức của oxit là Al2O3
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 5: SGK/T69 
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- Đứng tại chỗ TB.
- GV bổ sung kiến thức (nếu cần).
+ Có 2 cách giải: Tính theo phương trình hoặc dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.
- Chốt lại kiến thức.
- Hoạt động cá nhân làm bài tập.
- Đứng tại chỗ trính bày cách làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
- Gọi A là NTK củakim loại hoá trị I, ta có.
 2A + Cl2 -> 2ACl 
 2MA g 2(MA + 35,5) g
 9,2 g 23,4 g
Ta có PT: 23,4. 2MA = 9,2(2MA + 35,5)
-> MA = 23 (g)
Vây A là Na
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nêu hướng giải dạng bài tập tìm công thức chất vô cơ?
- GV chốt lại kiến thức nội dung bài học.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu hướng giải dạng bài tập tìm chất vô cơ.
- Rút ra nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Đọc trước bài Luyện tập chương II
Bài 9: SGK/T72.
 - Hướng dẫn:
 + Chưa biết công thức của muối sắt clorua, gọi công thức muối clorua là FeCln (n nguyên dương).
 + PTHH 
FeCln + nAgNO3 -> FeCln + yAgCl
 - Dựa vào PT tính toán để tìm ra n.
 - Đáp án n = 3.

File đính kèm:

  • docTC 9.31.doc