Bài giảng Tiết 27: Sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và mol

1.1. Kiến thức

Biết được:

- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).

- Chuyển đổi lượng chất(số mol chất) thành khối lượng chất và ngược lại.

- Chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí(đktc) và ngược lại.

- Củng cố lại các khái niệm về mol, thể tích mol chất khí.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27: Sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, THỂ TÍCH VÀ MOL
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức
Biết được:
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).
- Chuyển đổi lượng chất(số mol chất) thành khối lượng chất và ngược lại.
- Chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí(đktc) và ngược lại.
- Củng cố lại các khái niệm về mol, thể tích mol chất khí.
1.2. Kĩ năng
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan.
- Củng cố các kĩ năng tính khối lượng mol về CTHH
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ và nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài 
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về CTHH, thể tích mol chất khí, mol.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Thuyết trình ; Nêu vấn đề; Quan sát ; Hoạt động nhóm.
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
GV
HS
? Khái niệm mol, khối lượng mol. Vận dụng tính khối lượng của 0,25 mol H2O
? Khái niệm thể tích mol chất khí. Vận dụng tính thể tích khí (đktc) của 0,15mol H2.
*HS1:
- Khái niệm mol: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó
- Khối lượng mol(kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Vận dụng: + 1mol H2O có khối lượng là 18g. 
Vậy 0,25mol H2O có khối lượng là:
0,25 x 18 = 4,5(g)
*HS2:
- Khái niệm thể tích mol: Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
- Vận dụng: 1mol khí H2(đktc) có thể tích là 22,4lít
 Vậy 0,15mol khí H2(đktc) có thể tích là: 0,15 x 22,4 = 2,356(lít)
4.3. Bài mới
*Vào bài: Trong tính toán hoá học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa lượng chất(tức số mol chất) và khối lượng chất, giữa lượng chất khí và thể tích khí. Vậy giữa lượng chất và khối lượng chất, giữa lượng chất khí và thể tích khí có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: chuyển đổi giữa lượng chất như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS quan sát lại nội dung bài tập vận dụng của câu hỏi 1(phần kiểm tra bài cũ).
? Muốn tính khối lượng của 1 chất khi biết số mol ta làm như thế nào.
- HS: Quan sát lại bài tập vận dụng và nêu được: lấy số mol chất nhân với khối lượng mol.
- GV: + Số mol còn được gọi là lượng chất(tính bằng mol), khối lượng của 1 chất hay là khối lượng chất(tính bằng g).
+ Nếu đặt n là kí hiệu của số mol(lượng chất ), m là kí hiệu của khối lượng chất.
? Công thức tính khối lượng chất được viết như thế nào. Giải thích rõ từng kí hiệu trong công thức.
- HS: m = n x M (g)
? Viết công thức tính số mol(lượng chất) và khối lượng mol.
- HS: n = (mol) ; M = (g)
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận và hoàn thành nội dung bài tập vận dụng.
+ Nhóm 1,2: Cho biết 32g Cu có số mol là bao nhiêu?
+ Nhóm 3,4: Tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125mol hợp chất này có khối lượng là 12,25g.
- HS: Các nhóm thảo luận, vận dụng công thức tính khối lượng chất và khối lượng mol, thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả thảo luận vào bảng nhóm. 
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả --> nhận xét, sửa chữa và chốt lại đáp án đúng.
*Hoạt động 2: chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS quan sát lại bài tập vận dụng của câu hỏi 2(phần kiểm tra bài cũ).
? Muốn tính thể tích của 1 lượng chất khí(số mol khí) ở đktc ta làm như thế nào.
- HS: Ta lấy lượng chất(số mol) nhân với 22,4 lít.
- GV: Nếu đặt V là thể tích chất khí(tính bằng lít).
? Công thức tính thể tích chất khí ở đktc được viết như thế nào.
- HS : V = n x 22,4 (lít) 
? Viết công thức tính số mol(lượng chất) khí ở đktc.
- HS : n = (mol)
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bài tập vận dụng.
+ Nhóm 1,2: Cho biết 0,2mol O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
+ Nhóm 3,4: Cho biết 1,12lít khí A ở đktc có số mol là bao nhiêu?
- HS: Các nhóm vận dụng công thức tính thể tích chất khí và số mol chất khí ở đktc, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả --> nhận xét, sửa chữa và chốt lại đáp án chuẩn.
+ Nhấn mạnh các công thức chuyển đổi.
I- Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
1- Công thức chuyển đổi:
 m = n x M (g)
Trong đó: 
 + m: khối lượng chất (g)
 + n: lượng chất(mol)
 + M : Khối lượng mol (g)
rút ra:
 n = (mol) ; M = (g)
2- Vận dụng:
* Ví dụ 1:
Số mol của 32g Cu là:
 nCu = = = 0,5(mol)
* Ví dụ 2:
Khối lượng mol của hợp chất A là:
 MA = = = 98 (g)
II- Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
1- Công thức chuyển đổi:
V(đktc) = n x 22,4 (lít)
Trong đó: + n: lượng chất (mol)
+ V: Thể tích chất khí.
rút ra: n = (mol) 
2- Vận dụng: 
* Ví dụ 1: 
Thể tích của 0,2mol khí O2 ở đktc là:
VO2(đktc) = 0,2 x 22,4 = 4,48(lít)
* Ví dụ 2:
Số mol của 1,12lít khí A ở đktc là:
nA = = = 0,05 (mol)
* Kết luận: SGK/67
4.4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài: yờu cầu hs sinh nắm được cụng thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m); giữa lượng chất (n) và thể tớch của chất khớ (V) ở ĐKTC
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm các bài tập SGK/67
- Làm bài tập trong VBT.
- Ôn tập lại kiến thức
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 28
	BÀI LUYỆN TẬP 4
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức
Biết được:
- Vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng chất, thể tích và lượng chất để làm bài tập.
- Củng cố lại các kiến thức về CTHH của đơn chất, hợp chất, nguyên tử khối, phân tử khối, mol, khối lượng mol, thể tích mol.
1.2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi, kĩ năng tính toán, khả năng suy luận và kĩ năng lập luận logic khoa học.
- Củng cố các kĩ năng tính viết CTHH, tính PTK của các chất. 
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ và nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài 
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về CTHH, nguyên tử khối, phân tử khối, mol, khối lượng mol và thể tích mol.
	+ Công thức chuyển đổi khối lượng, lượng chất và thể tích
3. Phương phỏp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Hoạt động nhóm 
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
GV
HS
? Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất, giữa lượng chất và thể tích chất khí.
- Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
 m = n x M (g)
 - Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí:
V(đktc) = n x 22,4 (lít)
4.3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học.
? Nhắc lại khái niệm về mol, khối lượng mol, thể tích mol.
? Viết các công thức tính lượng chất, khối lượng mol theo khối lượng chất và thể tích chất khí.
- HS: Dựa vào các kiến thức đã học:
+ Nhắc lại các khái niệm
+ Viết các công thức tính lượng chất và khối lượng mol.
- GV: Nhận xét và nhấn mạnh lại các kiến thức và công thức tính toán.
*Hoạt động 2: bài tập
- GV:+ Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,2: bài 1a; Nhóm 3,4: bài 1b
+ Hướng dẫn các nhóm phân tích đầu bài: yêu cầu tính đại lượng nào? sử dụng công thức nào để tính toán.
+ Cho các nhóm thảo luận
- HS: Các nhóm phân tích đầu bài, sử dụng các công thức chuyển đổi để tính toán và ghi lại lời giải vào nhóm.
- GV: Cho các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả. Nhận xét, sửa chữa và chốt lại đáp án đúng.
- GV:+ Cho HS đọc nội dung bài tập 2
+ Hướng dẫn HS phân tích đầu bài:
? Đầu bài cho biết gì và yêu cầu tính gì.
- HS:+Cho biết: CTTQ của A là: M2O; nA = 0,5 mol; mA = 31g
+ Yêu cầu: Xác định CTHH của A. 
? Theo em muốn xác định được CTHH của một chất ta có thể căn cứ vào những yếu tố nào.
- HS: + Nguyên tố nào tạo nên chất
+ Số nguyên tử của từng nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
+ Phân tử khối của chất.
? Theo em, với các dữ kiện đầu bài cho ta có thể xác định CTHH của A bằng cách nào.
- HS: + Tính PTK của A 
+ Xác định nguyên tố R là nguyên tố nào.
? Nêu cách tính PTK(khối lượng mol) của A. 
- HS: MA = 
? Xác định nguyên tố R bằng cách nào.
- HS: +Tính NTK của M.
 MR2 = MA – MO => MR = 
- GV: Gọi HS lên bảng thực hiện các bước giải theo hướng dẫn.
- HS: Lên bảng làm bài tập.
- GV: Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn và chốt lại đáp án đúng.
- GV: Gọi HS đọc nội dung bài 3 và hướng dẫn HS phân tích đầu bài.
- HS: Đọc đầu bài và phân tích.
- GV: Yêu cầu HS vận dụng cách giải của bài tập 2, thảo luận nhóm và tiến hành làm bài tập.
- HS: Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và ghi lại lời giải vào bảng nhóm:
+ Tính nB =? => MB = ?
+ Tính M = ?
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả. Nhận xét sửa chữa và chốt lại đáp án đúng.
I- Kiến thức cần nhớ:
Mol:
- Khái niệm mol: SGK
- Khối lượng mol: SGK
- Thể tích mol:SGK
2- Công thức chuyển đổi:
m = n x M (g)
V(đktc) = n x 22,4 (lít)
II- Bài tập:
1- Bài 1:
a- Tính số mol của 12,8g Cu.
b- Tính thể tích khí(đktc) của 0,2mol CO2.
Giải:
a- Số mol của 12,8g Cu:
 nCu = = 0,2(mol)
b- Thể tích khí(đktc) của 0,2mol CO2
 VCO2 = 0,2 x 22,4 = 4,48(l)
2- Bài 2:
Hợp chất A có CTTQ là R2O. Biết rằng 0,5mol hợp chất A có khối lượng là 21g. Hãy xác định CTHH của A.
Giải:
- Khối lượng mol của A là:
 MA = = 62(g)
- Nguyên tử khối của R:
 MR2 = MA – MO 
 => MR = = 23(g)
Vậy nguyên tố R là Na.
- CTHH của A là:
 Na2O
3- Bài 3:
Hợp chất B ở thể khí có CTTQ là XO2. Biết rằng khối lượng của 5,6lít khí B(đktc) là 16g. Hãy xác định CTHH của B.
Giải:
- Số mol của B là:
 nB = = 0,25(mol)
- Khối lượng mol của B là:
 MB = = 64(g)
- Nguyên tử khối của X là:
 M = MB – MO x 2
=> M = 64 – 32 = 32
Vậy X là Lưu huỳnh
- CTHH của B là: SO2 
4.4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài
- Nhận xét ý thức của HS trong giờ học
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về mol và công thức chuyển đổi
- 

File đính kèm:

  • doct27-28.doc
Giáo án liên quan