Bài giảng Tiết 27: Chuyển đổi giữa khối lượng thểtích và mol , luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh nêu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích và khối lượng chất ; biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa 3 đại lượng trên
2.Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng tính khối lượng mol , các khái niệm về mol , thể tích mol chất khí , công thức hoá học , h/đ nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
Soạn : Giảng: Tiết 27 chuyển đổi giữa khối lượng thểtích và mol , luyện tập I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Học sinh nêu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích và khối lượng chất ; biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa 3 đại lượng trên 2.Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng tính khối lượng mol , các khái niệm về mol , thể tích mol chất khí , công thức hoá học , h/đ nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học II.Đồ dùng: 1. G/v : Phiếu học tập 2. H/s : bảng phụ , đọc trước bài 19 sgk III.Phương pháp: _ Trực quan, đàm thoại, hđn IV:Tổ chức giờ học 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ( 7 phút ) 1/ Nêu khái niệm mol , khối lượng mol ? 2/ Chữa bài tập số 1, 2, 3, 4 tr.65 sgk ? ( phần đáp án giải trong vở bài tập ) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động : * Khởi động : Trong tính toán hoá học chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại , chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi này Tg H/đ của g/v và h/s Nội dung ghi bài 19 phút 17 phút Hoạt động 1 MT: nêu được công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng . biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa các đại lượng trên - G/v lấy nội dung của bài tập số 1 tr.65sgk ? Như vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất ( hay số mol ) ta phải làm như thế nào ? - Y/c hoạt động theo nhóm – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo - nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và chốt kiến thức: + Muốn tính khối lượng: ta lấy khối lượng mol nhân với lượng chất ( hay số mol ) - G/v đặt vấn đề: Nếu đặt kí hiệu n là số mol chất , m là khối lượng . Các em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng ? - Y/c thảo luận theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung - G/v chốt kiến thức - G/v đưa nội dung bài tập lên bảng: 1/ Tính khối lượng của: a) 0,15 mol Fe2O3 b) 0,75 mol MgO 2/ Tính số mol của: a) 2g CuO b) 10g NaOH - Y/c thảo luận nhóm theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - G/v gọi 2 h/s lên bảng làm – các nhóm tiếp tục thảo luận - Đ/d nhóm nhận xét bài của 2 h/s trên bảng - G/v nhận xét và đưa đáp án đúng Hoạt động 2 MT: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào. biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa các đại lượng trên - Hướng dẫn h/s quan sát bài tập số 2 tr.65 sgk ? Em có nhận xét gì khi muốn tính thể tích của một lượng chất khí ( ở đktc) chúng ta phải làm như thế nào ? - H/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v chốt kiến thức: Muốn tính thể tích khí ( ở đktc ) ta lấy lượng chất ( số mol ) nhân với thể tích của 1 mol khí ( ở đktc là 22,4 lít ) - Nếu đặt n là số mol chất ; đặt V là thể tích chất khí ( đktc ) em hãy rút ra công thức - H/s trả lời h/s khác bổ xung - G/v nhận xét & chốt kiến thức - G/v đưa nội dung bài tập lên bảng 1/ Tính thể tích (ở đktc) của : a) 0,25 mol khí Cl2 b) 0,625 mol khí CO 2/ Tính số mol của : a) 2,8 lít khí CH4 (ở đktc) b) 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) - Y/c thảo luận nhóm – nhóm thống nhất kết quả - G/v gọi 2 h/s lên bảng làm – các hóm khác tiếp tục thảo luận - Đ/d các nhóm nhận xét bài của 2 h/s trên bảng - G/v nhận xét & đưa đáp án đúng I. Chuyển đổi giữa lượng chất & khối lượng chất như thế nào ? m = n . M (g) => n = - Trong đó: n : mol m : khối lượng (g) M : khối lượng mol (g) 1/ Bài tập vận dụng - phần 1: a) Khối lượng mol Fe2O3 = 160g khối lượng Fe2O3 m = n . M = 0,15 . 160 = 24g b) Khối lượng mol MgO = 40g khối lượng MgO m = n . M = 0,75 . 40 = 30g - Phần 2: a) số mol CuO b) làm tương tự như (a) = 0,25 mol II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào V = n . 22,4 n = - Trong đó: V : thể tích (lit) 1/ Bài tập vận dụng - Phần 1: a) Thể tích Cl2 = n . 22,4 = 0,25 . 22,4 = 5,6 lít b) làm tương tự (a) = 14 lít - Phần 2: a) Số mol của khí CH4 = b) Làm tương tự như (a) = 0,15 mol 4.Củng cố, kiểm tra , đánh giá ( 7 phút ) * Hãy điền các số thích hợp vào các ô trống của bảng sau n ( mol ) m ( g) Vđktc (l) Số p/t CO2 0,01 N2 5,6 SO3 1,12 CH4 1,5. 1023 * Đáp án: n ( mol ) m ( g) Vđktc (l) Số p/t CO2 0,01 0,44 0,224 0,06.1023 N2 0,2 5,6 4,48 1,2 . 1023 SO3 0,05 4 1,12 0,3 .1023 CH4 0,25 4 5,6 1,5. 1023 5. Dặn dò ( 1 phút ): - BTVN : Từ bài 1 – bài 6 tr.67 sgk & học ghi nhớ - Hướng dẫn bài 5: Nếu V ở nhiệt độ 200C và áp suấtt 1 atm là không ở đktc mà V = 24 lít tương tự tính như V = n . 22,4 lít - Ôn tập kĩ bài cũ để giờ sau ôn tập
File đính kèm:
- TIET27~1.DOC