Bài giảng Tiết: 27 - Bài: Luyện tập tính chất của cacbon silic và hợp chất của chúng

Kiến thức: Củng cố kiến thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học điều chế và ứng dụng của các chất.

 2.Kỹ năng:Rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức giải bài tập

 3.Thái độ: Tính tư duy logich khả năng vận dụng kiến thức.

 II.CHUẨN BỊ.

 1.Chuẫn bị của giáo viên. Bảng tóm tắt lý thuyết, bảng so sánh tính chất của các chất

 2.Chuẩn bị của học sinh. Ôn lại lý thuyết và làm đầy đủ các bài tập ở nhà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 27 - Bài: Luyện tập tính chất của cacbon silic và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23.11.
Tiết: 27 	Bài: LYỆN TẬP
	TÍNH CHẤT CỦA CACBON SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: Củng cố kiến thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học điều chế và ứng dụng của các chất.
	2.Kỹ năng:Rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức giải bài tập
	3.Thái độ: Tính tư duy logich khả năng vận dụng kiến thức.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Bảng tóm tắt lý thuyết, bảng so sánh tính chất của các chất
	2.Chuẩn bị của học sinh. Ôn lại lý thuyết và làm đầy đủ các bài tập ở nhà.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số lớp1’
	2.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra trong quá trình làm bài tập.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Hôm nay chúng ta vận dụng các lý thuyết để làm các bài tập luyện tập.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
25’
HOẠT ĐỘNG 1. Ôn lại các lý thuyết đã học của chương
 Giáo viên cho học sinh thảo luận để rút ra các kết luận về các chất và các hợp chất của chúng.
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM.
CACBON
SILIC
ĐƠN
CHẤT
-Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren
-Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. 
 -Các dạng thù hình: Si tinh thể và Si vô định hình
- Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
OXIT
CO,CO2
CO.-Là oxit trung tính
 - Có tính khử mạnh.
CO2:- Là oxit axit
-Tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu.
-Có tính oxi hóa
SiO2
-tác dụng với dung dịch kiềm nóng chảy.
-Tác dụng với dung dịch HF
AXIT
H2CO3
 Không bền dể phân hủy
Là axit yếu, phân li theo hai nấc
H2SiO3
Ơû dạng rắn , ít tan trong nước, là axit yếu ,yếu hơn H2CO3
MUỐI
Muối cácbonat
Muối cacbonat kim loại kiềm dể tan trong nước và bền với nhiệt
Các muối cacbonac khác ít tan dể bị nhiệt phân.
 Muối silicatcủa kim loại kiềm dể tan trong nước.
Dung dịch đậm đặc Na2SiO3, K2SiO3được gọi là thủy tinh lỏng và có nhiều ứng dụng trong thực tế.
15’
HOẠT ĐỘNG 2. BÀI TẬP 
 Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng để giải các bài tập. Bài tập 3,4,5 sgk.
 Bài 1
Cacbon và silic có tính chất nào sau đây giống nhau.
A.phản ứng với oxi và hiđro
B.có tính khử mạnh
C. có tính oxi hóa
D. có tính khử và tính oxi hóa.
Bài2. Có 3 chất rắn đựng trong các lọ mất nhản: Na2CO3,NaCl, Na2SiO3. Nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học.
5.Củng cố: 3’
6.Dặn dò, bài tập về nhà. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc27.doc
Giáo án liên quan