Bài giảng Tiết 27 – Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp)

1/ Kiến thức :

- Biết được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn các kim loại.

- Biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

2/ Kĩ năng:

- Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.

- Vận dụng để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27 – Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn:	............/11 / 2011.
Ngày giảng:............/ 11 ./ 2011.
TIẾT 27 – BÀI 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN. 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn các kim loại.
- Biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
	3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Tranh vẽ và một số đồ vật bằng kim loại bị ăn mòn.
- Kết quả thí nghiệm hình 2.19 – SGK / 65.
2/ Học sinh: 
- Đọc trước bài; chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thí nghiệm và liên hệ thực tế.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: ......./........; 9A2: ......../.......; 
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
? Hợp kim là gì? So sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép?
? Nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất gang? Viết các PTHH xảy ra trong lò luyện gang?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Cho HS quan sát 1 số đồ dùng bằng kim loại bị ăn mòn.
Xem tranh và quan sát đồ vật bị gỉ.
Vì sao những đồ vật đó bị gỉ?
Giải thích: Do tác dụng hoá học của môi trường...
Thế nào là sự ăn mòn kim loại? 
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung, giải thích và kết luận.
I/ THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
- Ví dụ: SGK / 64.
- Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
GV
?
HS
?
HS
?
GV
?
HS
2/ Hoạt động 2:
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm đã chuẩn bị từ trước.
Nhận xét hiện tượng?
Các nhóm hs quan sát thí nghiệm của mình Nêu hiện tượng:
- Ở ống 1: Đinh sắt trong không khí khô, không bị ăn mòn. 
- Ở ống 2: Đinh sắt trong nước có hoà tan oxi (không khí), bị ăn mòn chậm (ít gỉ). 
- Ở ống 3: Đinh sắt trong dung dịch muối ăn, bị ăn mòn nhanh (nhiều gỉ).
- Ở ống 4: Đinh sắt trong nước cất, không bị ăn mòn.
Trong môi trường có thành phần như thế nào sự ăn mòn kim loại không xảy ra, xảy ra chậm hoặc xảy ra nhanh?
+ Trong không khí khô, nước cất không xảy ra sự ăn mòn.
+ Trong không khí ẩm sự ăn mòn xảy ra chậm.
+ Trong dung dịch muối sự ăn mòn xảy ra nhanh.
Từ các nhận xét trên hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại?
Nêu ví dụ: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại như thế nào?
Trả lời, nhận xét.
II/ NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
1/ Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:
- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ:
- Ở nhiệt độ cao, sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ thường.
?
?
GV
HS
GV
3/ Hoạt động 3:
Vì sao phải bảo vệ kim loại để các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
Trong thực tế, người ta thường làm những gì để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
Yêu cầu HS các nhóm thảo luận nêu các biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Thảo luận nhóm , liệt kê các cách bảo vệ kim loại trong thực tế và báo cáo.
Kết luận: Có 2 biện pháp chính để bảo vệ đồ dùng kim loại không bị ăn mòn.
III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN?
*) Các biện pháp bảo vệ kim loại:
1/ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: 
- Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên trên bề mặt kim loại.
- Để đồ vật ở nơi khô ráo, thường xuyên lau rửa sạch sẽ.
2/ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn:
 - VD: Hợp kim thép – Crom, ...
4. Tổng kết – đánh giá.
1/ Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hoá học?
a) Hiện tượng vật lí. 	b) Hiện tượng hoá học 	c) Cả a và b đúng.
2/ Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu?
a) Sau khi dùng rửa sạch, lau khô.
b) Cắt chanh rồi không rửa.
c) Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày
d) Ngâm trong nước muối 1 thời gian.
Đáp án: 1 – b;	2 – a.
 5. Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 (SGK/67)
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập chương II – Kim loại”.
Ký duyệt
Ngày soạn:	 ......./........../ 2011.
Ngày giảng:	........../........./ 2011.	
TIẾT 28 – BÀI 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI. 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại .
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các PTHH. Vận dụng để làm bài tập định tính và định lượng.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giải bài tập hoá học. 
	3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập đúng đắn.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2/ Học sinh: 
- Chuẩn bị bài.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 	
	2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
 3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
?
HS
GV
HS
GV
GV
?
HS
1/ Hoạt động 1:
Treo bảng phụ ghi bài tập 1: 
Có các kim loại sau: Na, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với.
a) Clo c) dd Cu(NO3)2
b) dd HCl d) Nước.
Viết các PƯHH xảy ra?
Hoạt động nhóm:
- Xác định các kim loại tác dụng với các chất trong từng trường hợp trên (1)
- Viết các PƯHH đó (2) 
Yêu cầu HS báo cáo ý 1.
Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
Yêu cầu 2 HS lên viết PTHH:
- HS1: Viết các PƯHH phần a,d
- HS2: Viết các PƯHH phần b,c
Nhận xét, bổ sung (nếu sai).
Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?
Củng cố kiến thức về tính chất hoá học và dãy hoạt động hoá học của kim loại.
1/ Bài tập 1:
a/ Kim loại tác dụng với Cl2: 
- Gồm các kim loại: Na, Al, Cu, Ag.
 2 Na + Cl2 2 NaCl.
 2 Al + 3 Cl2 2 AlCl3.
 Cu + Cl2 CuCl2.
 2 Ag + Cl2 2 AgCl.
b/ Kim loại tác dụng với dung dịch HCl:
 - Gồm các kim loại: Al.
 2 Al + 6 HCl 2 AlCl3 + 3 H2
c/ Kim loại tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2:
 - Gồm các kim loại: Al. 
 2 Al + 3 Cu(NO3)2 2 Al(NO3)2 + 3 Cu
d/ Kim loại tác dụng với nước: 
- Gồm các kim loại: Na.
 2 Na + 2 H2O 2 NaOH + H2 
GV
?
HS
GV
?
2/ Hoạt động 2:
Treo bảng phụ ghi bài tập 2: 
Có các cặp chất sau, cặp chất nào có PƯ? Cặp chất nào không có PƯ?
 1. Al +S 6. Al + HNO3(đ,nguội)
 2. Fe + Cl2 7. Fe + KOH
 3. Fe + HCl 8. Fe + Cu(NO3)2
 4. Al +H2SO4(l) 9. Al + AgNO3
 5. Fe +H2SO4(đ,nguội) 10. Al + NaOH
Hoạt động nhóm-> Xác định được các cặp chất 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10 có PƯ.
Yêu cầu 2 HS viết PTPƯ
- HS1: Viết các PƯ1, 3, 4, 5.
- HS2: Viết các PƯ 8, 9, 10. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Từ các PƯ trên hãy so sánh tính chất hoá học của Al và Fe?
2/ Bài tập 2: 
 2 Al + 3 S Al2S3
 2 Fe + 3 Cl2 2 FeCl3
 Fe + 2 HCl FeCl2 + H2
 2 Al + 3 H2SO4 Al2(SO4)3 + 3 H2
 Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu
 Al + 3 AgNO3 Al(NO3)3 + 3 Ag
 2 Al + 2 NaOH + 2 H2O 2 NaAlO2 + 3 H2
GV
?
HS
?
HS
3/ Hoạt động 3:
Treo bảng phụ ghi bài tập 3:
1. Hãy lập PTHH theo sơ đồ sau:
a) Fe2O3 + CO ?
b) Fe3O4 + CO ?
c) C + O2 ?
d) Si + O2 ?
2. Cho biết PƯ nào xảy ra trong quá trình luyện gang, PƯ nào xảy ra trong quá trình luyện thép?
Làm bài tập, HS khác nhận xét bổ sung.
Bài tập 3 củng cố kiến thức nào?
Củng cố kiến thức về thành phần, nguyên tắc sản xuất gang, thép 
3/ Bài tập 3:
1. PTHH
 Fe2O3 + 3 CO 2 Fe + 3 CO2
 Fe3O4 + 4 CO 3 Fe + 4 CO2
 C + O2 CO2
 Si + O2 SiO2
2. PƯ a, b xảy ra trong quá trình luyện gang.
 PƯ c, d xảy ra trong quá trình luyện thép.
GV
?
HS
?
HS
GV
4/ Hoạt động 4:
Yêu cầu HS đọc bài 5(SGK/69)
Tóm tắt đề bài, xác định dạng bài tập? Xác định: Dạng bài xác định nguyên tố
Muốn xác định được A là kim loại nào ta phải biết được điều gì?
Biết được khối lượng mol (hay nguyên tử khối).
Hướng dẫn cách giải Chốt lại phương pháp giải.
4/ Bài tập 4:
PTPƯ: 2A + 3 Cl2 2 ACl3
Theo PT: 2A(g) 2(A+35,5)g
Theo ĐB: 9,2(g) 23,4 (g)
- Ta có: => A= 23(g); hay: NTKcủa A là 23. Vậy A là kim loại Na.
4. Tổng kết – đánh giá.
1. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào?
A. Ngâm trong dung dịch muối ăn – NaCl.
B. Ngâm trong dung dịch axit axetic (giấm ăn) – CH3COOH.
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4(loãng).
D. Ngâm trong dung dịch CuSO4.
 2. Dung dịch muối FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể sử dụng kim loại nào trong các kim loại dưới đây để loại bỏ CuCl2 ra khỏi dd muối sắt 
 A. Na B. Fe C. Al D. Cu
Đáp án: 1 – C	2 – B.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK/69).
- Chuẩn bị bài: “Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt”. 
*) Lưu ý: Lấy điểm 15’ học kỳ I.

File đính kèm:

  • docTIẾT 27 + 28 - BÀI 21 + 22 - ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ LUYỆN TẬP CHƯƠNG II.doc
Giáo án liên quan