Bài giảng Tiết 26: Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ (tiết 1)
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết dựa vào tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ để tìm ra công thức chất cần tìm.
- Biết viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất và tính toán theo PTHH.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.
Ngày soạn: 31/03/2012 Ngày dạy: 03/04/2012 Tiết 26. Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ(tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết dựa vào tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ để tìm ra công thức chất cần tìm. - Biết viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất và tính toán theo PTHH. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình. 3. Giáo dục - Giáo dục ý thức bảo vệ và sử dụng kim loại tiếc kiệm, chống lãng phí. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bảng phụ, PHT. 2. Học sinh: - HS ôn tập lại dạng bài tập tìm công thức chất vô cơ. III. tiến trình bài giảng 1. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài) 3. Bài mới Hoạt động 1. Tìm hiểu một số dạng bài tập mẫu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Bài 1: Để hoà tan hoàn toàn 8 g một oxit kim loại hoá trị cần dùng 300 ml dung dịch HCl 1M. Hãy tìm công thức phân tử của oxit. - GV yêu cầu HS nghiên cứu hướng giải bài tập. - Gợi ý: có thể có nhiều cách giải khác nhau nhưng hãy chon cách giải đơn giản và dễ hiểu nhất. - Hãy dựa vào PTHH để tính toán. - Nghiên cứu bài tập. - Đề xuất cách giải. - HS khác bổ sung. * HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên. Giải - GV lưu ý cho HS mấu chốt của vẫn đề là phải tìm được MA. - Dựa vào PTHH để tính toán. - Chú ý cách lập luận cho HS có thể thay bằng cách tìm khối lượng mol của oxit. - Chốt lại kiến thức. Bài 2: Cho 5,1 g oxit của kim loại hoá trị III tác dụng hết với 0,3 mol axit HCl. Tìm công thức hoá học của oxit. - GV yêu cầu HS hãy làm bằng cách tìm khối lượng mol của oxit. - Gợi ý: Tính số mol oxit theo số mol HCl - Chốt lại kiến thức. - Ta có: nHCl = 0,3.1 = 0,3 mol PTHH - Gọi công thức của oxit là A2O3 ( A là kí hiệu hoá học của kim loại cần tìm) A2O3 + 6HCl->2ACl3+ 3H2O(1) Theo (1) 2MA + 48 (g) 6 mol Theo bài 8 (g) 0,3 mol Suy ra 0,3(2MA + 48) = 8. 6 -> MA = 56 (g) Vậy A là Fe. - Công thức của oxit là Fe2O3 Bài 2: - Thảo luận nhanh theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * HS rút ra kiến thức: - Gọi công thức của oxit là A2O3 ( A là kí hiệu hoá học của kim loại cần tìm) A2O3 + 6HCl->2ACl3+ 3H2O(1) Theo (1) noxit = 1/6. nHCl = 0,3: 6 = 0,05 mol Suy ra Moxit = 5,1: 0,05 = 102 g Vậy (2MA + 3.16) = 102 -> MA = 27 (g) Vậy A là Al. - Công thức của oxit là Al2O3 Hoạt động 2: Luyện tập Bài 3: Cho 0,53 g muối cacbonat của kim loại hoá trị I tác dụng hết với dung dịch HCl cho 112 ml khí CO2 (ĐKTC). Hãy tìm công thức phân tử của muối. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - Đứng tại chỗ TB. - GV bổ sung kiến thức (nếu cần). - Chốt lại kiến thức. - Hoạt động cá nhân làm bài tập. - Đứng tại chỗ trính bày cách làm. - HS khác nhận xét, bổ sung. * HS rút ra kiến thức. - Gọi A là NTK củakim loại hoá trị I, ta có công thức của muối cacbonat là A2CO3. - nCO2 = 112: 22400 = 0,005 mol A2CO3 + 2HCl -> 2ACl + CO2 + H2O (2MA+ 60) g 1 mol 0,53 g 0,005 mol Ta có PT: 0,53 = 0,005(2MA + 60) -> MA = 23 (g) Vây A là Na 4. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - Nêu hướng giải dạng bài tập tìm công thức chất vô cơ? - GV chốt lại kiến thức nội dung bài học. - Nhắc lại nội dung bài học. - Nêu hướng giải dạng bài tập tìm chất vô cơ. - Rút ra nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại nội dung bài học. - Đọc trước bài Luyện tập chương II - Bài tập về nhà. * Cho 7,2 g oxit sắt tác dụng với dd HCl có dư. Sau phản ứng thu được 12,7 g một muối khan. Hãy xác định công thức của sắt? - Hướng dẫn: + Chưa biết oxit sắt có công thức cụ thể nên chỉ có thể gọi là FexOy (x, y nguyên dương). + PTHH FexOy + 2yHCl -> FeCl2y/x + yH2O - Dựa vào PT tính toán để tìm x, y = ?
File đính kèm:
- TC 9.31.doc