Bài giảng Tiết 26 : Hợp kim sắt: gang, thép (tiếp)
-Gang là gì ? Thép là gì ? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép.
Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang, thép trong lò cao và lò luyện thép.
-Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK.
Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang, thép để rút ra ứng dụng của gang, thép
Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và sản xuất thép.
- Có những hiểu biết thực tế về gang, thép.
Ngày soạn 25-11-2006 Tiết 26 : HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP I/ Mục tiêu: -Gang là gì ? Thép là gì ? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép. Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang, thép trong lò cao và lò luyện thép. -Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK. Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang, thép để rút ra ứng dụng của gang, thép Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và sản xuất thép. - Có những hiểu biết thực tế về gang, thép. II/ Chuẩn bị: 1- Giáo viên : Một số mẫu vật gang, thép, tranh vẽ sơ đồ lò cao, lò luyện thép, bảng phụ. 2-Học sinh : Chuẩn bị bài cũ, tìm hiểu bài học mới, bảng phụ. III/ Hoat động dạy học: 1- Ổn định tình hình lớp: ( 1’) HS vắng. Quan sát tình hình lớp. 2- Kiểm tra bài cũ: ( 7’) Sắt tác dụng được với những chất nào sau đây? a/ Dung dịch muối Cu(NO3)2 ; b/ Khí Cl2 . c/ H2SO4 đặc, nguội ; d/ Dung dịch ZnSO4 . Viết các PTHH và ghi điều kiện, nếu có. 3- Giảng bài mới: ( 28’) a- Giới thiệu bài: (1’) Gang và thép là hai hợp kim quan trọng của thép được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và trong kỹ thuật. Vậy thế nào là gang, thép? Gang, thép được sản xuất như thế nào? b- Tiến trình bài dạy: ( 27’) TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔÏI DUNG 7’ HĐ I : Hợp kim sắt: ®GV giới thiệu cho HS biết hợp kim là gì? Và giới thiệu hợp kim của sắt. -GV cho HS q/ sát một số mẫu vật làm bằng gang và thép, liên hệ thực tế, t/luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: ?Cho biết gang và thép có một số đặc điểm gì khác nhau? Kể một số ỨD của gang và thép? ®GV cho HS biết thành phần của gang và thép. ?So sánh sự giống và khác nhau về thành phần của gang và thép? -HS lắng nghe. -HS thảo luận nhóm rồi trả lời: * Một số đặc điểm khác nhau: Gang thường cứng và giòn hơn sắt.Thép thường cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn. * Ứng dụng: (SGK) -HS: Nhận xét: Gang và thép đều là h/kim của sắt với cacbon và một số ng/tố khác, nhưng trong gang: cacbon chiếm từ 2®5%, còn trong thép hàm lượng cacbon dưới 2%. I- Hợp kim sắt 1- Gang là gì? Là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%. Ngoài ra trong gang còn có một số nguyên tố khác như: Si, Mn, S 2- Thép là gì? Là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%. 20’ HĐ II: Sản xuất gang, thép : -GV yêu cầu các nhóm HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: a/ Nguyên liệu để sản xuất gang? b/ Nguyên tắc để sản xuất thép? c/ Quá trình sản xuất gang trong lò cao (viết các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang) ? Ở nước ta, quặng sắt thường có ở đâu? -GV treo tranh vẽ: sơ đồ lò cao để giới thiệu thêm các nội dung: +CO khử các oxit sắt. Mặt khác, một số oxit khác có trong quặng như: MnO2, SiO2 cũng bị khử tạo thành Mn, Si +Sắt nóng chảy hoà tan một số lượng nhỏ cacbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng. -GV cho HS tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi : a/ Nguyên liệu sản xuất thép. b/ Nguyên tắc sản xuất thép c/ Quá trình sản xuất thép (viết các PTHH xảy ra) . ®Sau khi HS trả lời, GV treo tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép để hoàn chỉnh quá trình sản xuất thép. -HS: Đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. a/ Nguyên liệu để sản xuất gang b/ Nguyên tắc sản xuất gang c/ Quá trình sản xuất gang trong lò cao: Các PTHH chính xảy ra trong lò cao: C(r)+O2(k)CO2(k) C(r)+CO2(k)2CO(k) Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt: 3CO(k)+Fe2O3(r)2Fe(r) +3CO2 -HS: Thảo luận nhóm rồi trả lời: a/ Nguyên liệu sản xuất thép: là gang, sắt phế liệu và oxi. b/ Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hoá một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố cacbon, silic, mangan c/ Quá trình sản xuất thép: Khí oxi oxi hoá sắt tạo thành FeO. Sau đó FeO sẽ bị oxi hoá một số nguyên tố trong gang như: C, Si, S, P Ví dụ: FeO+CFe+CO ®Sản phẩm thu được là thép. -HS lắng nghe. II- Sản xuất gang, thép 1- Sản xuất gang như thế nào? a/ Nguyên liệu để sản xuất gang:(SGK) b/ Nguyên tắc sản xuất gang: Dùng cacbon oxit khử sắt oxit ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim(lò cao). c/ Quá trình sản xuất gang trong lò cao: Các PTHH chính xảy ra trong lò cao: C(r)+O2(k)CO2(k) C(r)+CO2(k)2CO( Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt: 3CO(k)+Fe2O3(r) 2Fe(r)+3CO2(k) 2-Sản xuất thép như thế nào? a/ Nguyên liệu s/xt thép: là gang, sắt phế liệu và oxi. b/ Nguyên tắc s/x thép: Oxi hoá một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố: cacbon, silic, mangan c/ Quá trình sản xuất thép: Khí oxi oxi hoá sắt tạo thành FeO. Sau đó FeO sẽ bị oxi hoá một số nguyên tố trong gang như: C, Si, S, P Ví dụ: FeO+CFe+CO ®Sản phẩm thu được là thép. 7’ HĐ III: Củng cố: ? Hãy cho biết nguyên tắc sản xuất gang và nguyên tắc sản xuất thép. ? Hãy lập các PTHH theo sơ đồ sau đây: a/ FeO + C ---> Fe + CO b/ FeO + Mn ---> Fe + MnO c/ Fe2O3 + CO ---> Fe + CO2 d/ FeO + Si ---> Fe + SiO2 - Từng HS nêu, bổ sung và thống nhất. - Thực hiện ở nhóm. - SGK - + a, b, d luyện gang. + c luyện thép. 5-Dặn dò: ( 2’) -Về nhà học bài, giải các bài tập 4,5,6 trang 63 SGK. ®GV hướng dẫn cho HS giải bài tập 6 SGK - Tìm hiểu sự ăn mòn KL và cách bảo vệ KL khỏi bị ăn mòn. IV/ Rút kinh nghiệm,bổ sung:
File đính kèm:
- giao an 8.doc