Bài giảng Tiết: 26 - Bài: Công nghệ silicat

Kiến thức: Thành phần hóa học và tính chất hóa học của thủy tinh, Xi măng, Gốm.

 Phương pháp sản xuất các vật liệu bằng thủy tinh, ximăng, gốm.

 2.Kỹ năng:Phân biệt các vật liệu bằng thủy tinh, ximăng, gốm dựa vào thành phần và tính chất.

 3.Thái độ: Biết cách sử dụng và bảo quản các vật liệu bằng thủy tinh, ximăng, gốm

 II.CHUẨN BỊ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 26 - Bài: Công nghệ silicat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23.11.
Tiết: 26	Bài: CÔNG NGHỆ SILICAT
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: 	Thành phần hóa học và tính chất hóa học của thủy tinh, Xi măng, Gốm.
	Phương pháp sản xuất các vật liệu bằng thủy tinh, ximăng, gốm.
	2.Kỹ năng:Phân biệt các vật liệu bằng thủy tinh, ximăng, gốm dựa vào thành phần và tính chất.
	3.Thái độ: Biết cách sử dụng và bảo quản các vật liệu bằng thủy tinh, ximăng, gốm
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Sơ đồ lò quay sản xuất Glanke, mẩu ximăng
	2.Chuẩn bị của học sinh. Sưu tầm các mẩu vật bằng thủy tinh, gốm sứ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:Trình bày tính chất hóa học của Si. Viết các phương trình minh họa.
	 Định hướng trả lời. Như trong lý thuyết.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Silic và các hợp chất của Si có ứng dụng gì trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu công nghệ Silicat.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG1.Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh
Gv. Thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng nó mềm dần rồi mới chảy.Vì vậy có thể tạo ra các vật dụng theo ý muốn.
Thạch anh có nhiệt độ hóa mềm khá cao, hệ số nở nhiệt nhỏ nên không bị nức khi bị nóng,lạnh đột ngột.
Cr2O3 cho thủy tinh màu lục.
CoO cho thủy tinh màu xanh nước biển.
Hs.Nêu một số loại thủy tinh thành phần và tính chất của chúng.
A.THỦY TINH.
I.Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh.
-Thành phần: Na2O.CaO.6SiO2
-Tính chất: Giòn,hệ số giản nở lớn
II. Một số loại thủy tinh.
- Thủy tinh thường: Chủ yếu là Na2O.CaO.SiO2 làm cửa kính, gương soi.
-Thủy tinh falê: Thay Na2O, CaO bằng K2O.PbO. Dùng làm thấu kính, lăng kính.
-Thủy tinh đổi màu: Có chứa AgCl ,AgBr.
-Thủy tinh thạch anh: Chủ yếu SiO2.
Thủy tinh màu: Thêm loại oxit có màu: Cr2O3,Fe2O3,MnO
HOẠT ĐỘNG 2. Tính chất của đồ gốm:
Gv. Cho học snh quan sát các loại mẩu vật như: Sành sứ để học sinh phân biệt.
Sứ có nhiều loại:
Sứ dân dụng, sứ kỉ thuật.
Làng Gốm Bát tràng,nhà máy sứ Hải Dương, Đồng nai.
Hs. Thành phần hóa học chủ yếu của gốm là gì?
Hs.Nêu cách chế tạo sành.
Hs. Nêu thành phần của sứ.
Cách chế tạo sứ.
B. ĐỒ GỐM.
 Là vật liệu điều chế chủ yếu bằng đất sét và cao lanh.
I. Gạch ngói.SGK
II. Sành, Sứ.
1. Sành.
Đất sét nung 1000-12000C thành sành.
Tráng lớp men mỏng để tạo sự nhẳn bóng và chống thấm nước.
2.Sứ.
Thành phần: Cao lanh,fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại. Nung ở 10000C để nguội, tráng men sau đó nung lại ở 14000C.
HOẠT ĐỘNG3. Thành phần,tính chất và phương pháp sản xuất ximăng
Hiện nay trong công nghiệp còn sản xuất các loại xi măng có các tính chất khác nhau: Xi măng chịu axit, xi măng chịu nước biển. 
Hs. Nêu các thành phần chính của xi măng.
Nêu các phương pháp sản xuất xi măng.
C.XI MĂNG.
I. Thành phần:
3CaO.SiO2.2CaO.SiO2 và Canxi aluminat 3CaO.Al2O3.
II.Phương pháp sản xuất
 Đá vôi đất sét nung ở 14000C -16000C trong là quay hoặc là đứng thu được hỗn hợp gọi là clanhke. Nghiền mịn và trộn với các chất phụ gia được ximăng.
III. Quá trình đông cứng của xi măng.
3CaO.SiO2 + 5H2O Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
2CaO.SiO2 + 4H2O Ca2SiO4.4H2O
3CaO.Al2O3 + 6H2O Ca3(AlO3)2.6H2O
Các tinh thể hiđrat nằm xen kẻ nhau tạo thành khối cứng và bền.
5.Củng cố: 	Phân biệt thành phần, tính chất và ứng dụng của thủy tinh, gốm, ximăng.
	Dùng các bài tập trong sách giáo khoa để củng cố thêm.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc26.doc