Bài giảng Tiết 26 - Bài 17: Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn cấu tạo của kim loại
MỤC TIÊU:
+ Nắm được những kiến thức về cấu tạo của kim loại.
+ Nhìn vào bảng HTTH, hs có thể biết được vị trí của kl.
II. CHUẨN BỊ::
+ Gv: B.HTTH
+ Hs: bảng HTTH, ôn tập kiến thức lớp 9 về kim loại.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP::
ình bày và chốt lại các kiến thức cần nhớ. BÀI TẬP: GV: Sau khi ôn lại kiến thức cần nhớ gv yêu cầu học sinh giải bài tập SGK và các bài tập thêm sau: Ví dụ: 1. Hãy nêu điểm chung về phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Lấy ví dụ minh hoạ, viết PTHH 2. gv chọn bài tập 2, 3, 4 SGK để học sinh làm tại lớp. 3. GV cho một bài tập liên quan đến các kim loại trên 4. GV đánh giá kết quả bảng trả lời của từng nhóm và cho điểm từng nhó Tiết 49 Bài 29:LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được về nhôm: cấu tạo nguyên tử, tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất. 2. Kĩ năng: - So sánh cấu hình electron, năng lượng ion hoá, điện tích ion, số oxi hoá của một số nguyên tố tiêu biểu là Na, Mg và Al để thấy được sự khác nhau và giống nhau giữa chúng. - So sánh thế điện cực chuẩn giữa các kim loại để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. - So sánh tính bazơ giữa các hợp chất hiđroxit giữa các kim loại trên. Viết PTHH. II. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị một số bảng để học sinh ghi tiếp kiến thức mà các em đã được học III, Các hoạt động trên lớp: GV: nêu mục đích của bài luyện tập. GV: tiến hành phát các phiếu học tập cho từng nhóm và yêu cầu các em viết các kiến thức mà phiếu học tập yêu cầu, sau đó đại diện của từng nhóm lên trình bày phần kiến thức của tổ mình. Trước lớp GV: hướng dẫn các em trình bày và chốt lại các kiến thức cần nhớ. BÀI TẬP: GV: Sau khi ôn lại kiến thức cần nhớ gv yêu cầu học sinh giải bài tập Ví dụ: 1. Hãy nêu phương pháp hoá học nhận biết: a. 3 kim loại: Al, Mg, Na b. 3 oxit: Al2O3, MgO, Na2O c. 3 hiđroxit: AlOH3, Mg(OH)2, NaOH d. 3 muối rắn: NaCl, AlCl3, MgCl2 2. Hãy nêu điểm chung về phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. Lấy ví dụ minh hoạ, viết PTHH 3. gv chọn bài tập 2, 5, 6 SGK để học sinh làm tại lớp. 4. GV cho một bài tập liên quan đến 3 kim loại trên 5. GV đánh giá kết quả bảng trả lời của từng nhóm và cho điểm từng nhó Tiết 50 Bài 30: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về một số tính chất hoá học của Na, Mg, Al và hợp chất của nhôm. - tiếp tục rèn luyện kĩ năng thao tác, quan sát và giải thích hiện tượng trong thí nghiệm II. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thí nghiệm Hoá chất Cốc thuỷ tinh 500ml: 3 Ống hình trụ có đế: 1 Ống nghiệm: 5 Phễu thuỷ tinh cỡ nhỏ: 1 Ống hút nhỏ giọt: 3 Giá để ống nghiệm: 1 Đũa thuỷ tinh: 1 Kẹp kim loại: 1 Na Mg sợi hoặc băng dài Al lá Dung dịch CuSO4 đặc Dung dịch Al2(SO4)3 đặc Dung dịch NaOH Dung dịch H2SO4 hoặc HCl. III. Các hoạt động thực hành: Chia học sinh theo 8 nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 5 – 6 em Thí nghiệm 1: Phản ứng của Na, Mg, Al với nước. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm a, b như SGK đã viết 1. Na tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: - Tiến hành thí nghiệm như SGK - Cần lưu ý cho học sinh: - Cần đặt ống hình trụ trong cốo thuỷ tinh 500ml. Đổ nước vào cốc cho đến khi mực nước dâng lên trong ống hình trụ chỉ cách mép dưới của nút cao su chừng 1cm. Nhằm mục đích: * Đảm bảo an toàn hơn do sự tạo thành hỗn hợp khí nổ ( H2 mới tạo thành và oxi củakhông khí có sẵn trong ống hình trụ) giảm đi nhiều. * Tiết kiệm hoá chất. - Oáng đốt H2 phải có đầu vuốt nhọn. - Để đơn giản hơn ta có thể thực hiện phản ứng trong một thí nghiệm. đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm và rót nước vào ống cho đến khi mực nước cách nút dưới nút cao su chừng 1cm. Dùng kẹp sắt cho vào ống nghiệm miếng Na bằng ½ hạt đậu xanh. Một tay đậy nhanh miệng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, tay kia đưa que đốm đang cháy vào gần đầu ống dẫn khí. Có tiếng nổ bép và ngọn lửa hiđro cháy. 2. Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: - Thực hiện thí nghiệm như SGK. - Lưu ý: đặt vào cốc nước đoạn dây Mg đã làm sạch và được uốn theo hình lò so. Uùp ngược ống nghiệm đã chứa đầy nước lên đoạn dây Mg nói trên. -GV: hướng dẫn học sinh quan sát có rất ít bọt liti H2 xuất hiện trên dây Mg rồi nổi lên tụ lại ở đáy ống nghiệm úp ngược. Hiện tượng xảy ra rất chậm. Thay Mg bằng kim loại nhômphản ứng hoá học xảy ra không rõ vì ở nhiệt độ thường tuy nhôm có thể khử được nước giải phóng khí H2 nhưng phản ứng nhanh chóng dừng lại vì lớp nhôm hiđroxit không tan trong nước đã ngăn cản không cho nhôm tiếp xúc với nước. Thí nghiệm 2: phản ứng của nhôm với dung dịch CuSO4: a. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như SGK Có thể nhúng lá nhôm vào dung dịch HCl loãng rồi rửa bằng nước sạch để làm mất lớp Al2O3 bao phủ ngoài lá nhôm. Cần dung dịch CuSO4 đặc. Có thể thực hiện phản ứng trong hõm nhỏ của đế sứ giá thí nghiệm thực hành. b. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Nhúng lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. không có phản ứng hoá học sảy ra vì trong không khí bề mặt của nhôm được phủ kín bằng màng Al2O3 rất mỏng nhưng rất vững chắc. - Sau khi dùng giấy ráp mịn đánh sạch lớp Al2O3 phủ ngoài lá nhôm ta nhúng lá nhôm vào dung dịch CuSO4 thì sau vài phút có lớp vảy màu đỏ bám lên mặt lá nhôm. Thí nghiệm 3: Tính chất của nhôm hiđroxit: Tiến hành thí nghiệm như SGK và lưu ý khi điều chế kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch Al2(SO4)3 đặc và dung dịch NaOH không dùng dư NaOH. Quan sát hiện tượng sảy ra và kết luận. Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào Al(OH)3 chứa trong cốc nước (1) thì Al(OH)3 tạo thành AlCl3 và nước. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH đặc vào Al(OH)3 chứa trong cốc nước (2) thì Al(OH)3 cũng tan, tạo thành Na[ Al(OH)4] HS: viết phương trình phản ứng minh hoạ. Kết luận: Al(OH)3 là hợp chất có tính lưỡng tính HS viết tường trình thí nghiệm: Tiết 51: BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 1 Ngày soạn: Ngày giảng: ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA LỚP 12 BAN CƠ BẢN THỜI GIAN: 45 PHÚT Khoanh tròn vào đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây: 1/ Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây: A Ngâm trong rượu B Bảo quản trong bình khí NH3 C Ngâm trong nước D Ngâm trong dầu hỏa 2/ Dãy gồm các kim loại đều phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là: A Mg, Na B Na, Ba C Mg, Ba D Cu, Al 3/ Hidroxit nào sau đây có tính lưỡng tính: A NaOH B Cu(OH)2 C Al(OH)3 D Mg(OH)2 4/ Kim loại kiềm có thể điều chế được trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây : A Nhiệt luyện B Thủy luyện C Điện phân dung dịch D Điện phân nóng chảy 5/ Các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hòan có đặc điểm nào chung sau đây: A Số e lớp ngòai cùng B Số lớp e C Số nơtron D Số điện tích hạt nhân 6/ Chất nào sau đây được sử dụng để khử tính cứng của nước cứng vĩnh cửu: A NaNO3 B Ca(OH)2 C Chất trao đổi ion(Zeolit) D CaCl2 7/ Loại quặng nào sau đây có chứa nhôm ôxit trong thành phần hóa học: A Pirit B Boxit C Đôlômit D Đá vôi 8/ Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử là: A Al, Fe, Zn, Mg B Ag, Cu, Al, Mg C Na, Mg,Al, Fe D Ag, Cu, Mg, Al 9/ Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng sau, phương pháp nào chỉ làm mềm nước cứng tạm thời? A Phương pháp hóa học B Phương pháp trao đổi ion C Phương pháp cất nước D Phương pháp đun sôi nước 10/ Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa? A Kẽm bị phá hủy trong khí clo B Kẽm trong dung dịch H2SO4 lõang C Natri cháy trong không khí D Thép để trong không khí ẩm 11/ Hiện tượng hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là: A Liên kết ion B Liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị C Liên kết kim loại D Liên kết cộng hóa trị làm giảm mật độ e tự do 12/ Dãy gồm các kim loai đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là: A Al, Fe, Mg, Cu B Na, Al, Fe, Ba C Na, Al, Cu D Ba, Mg, Ag,Cu 13/ Dung dịch A chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi được lượng két tủa lớn nhất. V có giá trị là: A 0,15 B 0,25 C 0,3 D 0,2 14/ Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch natrialuminat A Không có hiện tượng nào xảy ra B Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan C Ban đầu có kểt tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần D Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó tan đần 15/ Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng tính dẫn điện tăng dần: A Fe, Al, Cu, AG B Ca, Mg, Al, Fe C Fe, Mg, Au, Hg D Cu, Ag, Au, Ti 16/ Hòa tan 0,5 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị 2 trong dung dịch HCl thu được 1,12 lit khí (đktc). kim loại hóa trị 2 đó là A Zn B Mg C Ca D Be 17/ Cho 16,2 gam một kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0,15 mol oxi. chất rắn thu được sau phản ứng dem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thóat ra 13,44 lít khí H2 (đktc), phản ứng xảy ra hòan tòan. kim loại M là A Mg B Ca C Al D Fe 18/ hòa tan hòan tòan 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung địch HCl thu được 1 gam khí H2. cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan A 55,5gam B 50gam C 56,5 gam D 27,55 gam 19/ Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 lõang thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,75. tỉ lệ thể tích của khí N2O/NO là: A 2/3 B 1/3 C 3/1 D 3/2 20/ Hòa tan hòan tòan 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào dung dịch HCl dư, dẫn khí thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì lượng kết tủa tạo ra là m gam. Giá trị của m là: A 7,5 B 10 C 15 D 0,1 21/ Có 6 dung dịch đựng trong 6 lọ: NH4Cl, (NH4)2SO4, MgCl2, AlCl3, FeCl2, FeCl3. chỉ dùng một chất nào sau đây giúp nhận biết 6 chất trên A Dung dịch NaOH B Dung dịch Ba(OH)2 C Dung dịch ZnSO4 D Dung dịch NH3 22/ Cho 3,87 gam bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. khối lương chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Công thức phân tử cuẩ muối XCl3 là chất nào sau đây: A CrCl3 B FeCl3 C BCl3 D AlCl3 23/ Hòa tan hòan tòan 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim lọai hóa trị II vào dung địch HCl thấy thóat ra 0,2 mol khí. khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thundượcc bao nhiêu gam muối khan: A 26gam B 26,8 gam C 2
File đính kèm:
- GIAO AN BAN CO BAN HOA 12.doc