Bài giảng Tiết 26 - Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại (tiếp theo)
Về kiến thức
HS phải nắm được:
+ Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn
+ Biết được cấu tạo kim loại và liên kết kim loại
II. Kỹ năng
Rèn luyện cho HS phát triển tư duy về không gian.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mô hình 5.1; 5.2, và 5.3 trong SGK trang 81 phóng to
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Tiết 26 Ngày soạn: 22/11/2008 Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI Bài 17. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU I. Về kiến thức HS phải nắm được: + Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn + Biết được cấu tạo kim loại và liên kết kim loại II. Kỹ năng Rèn luyện cho HS phát triển tư duy về không gian. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Mô hình 5.1; 5.2, và 5.3 trong SGK trang 81 phóng to C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng GV hỏi: cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn? GV hỏi: Cho biết cấu tạo nguyên tử kim loại? HS: Nguyên tử kim loại hầu hết có ít electron ở lớp ngoài cùng. Trong cùng một chu kì nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết ta thường gặp những cấu trúc mạng tinh thể nào trong kim loại GV hỏi: Mạng tinh thể lục phương là gì? GV: Mạng tinh thể lập phương tâm diện là gì? GV hỏi: Cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là gì? Từ các cấu trúc mạng tinh thể của kim loại ở trên yêu cầu HS so sánh độ đặc khít của các kiểu mạng tinh thể. I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Nhóm IA(trừ hiđro), nhóm IIA, nhóm IIIA, và một số nguyên tố ở nhóm IA, VA, VIA. Nhóm B Họ lantan và actini II. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI 1. Cấu tạo nguyên tử Nguyên tử kim loại hầu hết có ít electron ở lớp ngoài cùng. Trong cùng một chu kì nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim 2. Cấu tạo tinh thể. Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nguyên tử nên dễ tách ra khỏi nguyên tử và chyển động tự do trong mạng tinh thể. a) Mạng tinh thể lục phương nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% còn lại là rỗng chiếm 26% Thuộc loại này có các kim loại: Be, Mg, Zn b) Mạng tinh thể lập phương tứ diện thể tích các nguyên tử chiếm 74% còn lại là khoảng trống chiếm 26% Thuộc loại này có các kim loại: Cu, Ag, Al, c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối D. CỦNG CỐ: GV hệ thống lại bài học và yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo nguyên tử của kim loại và sự ảnh hưởng của cấu tạo đến tính chất hoá học của kim loại. Từ đó liên hệ bài học sau
File đính kèm:
- tiet 26.doc