Bài giảng Tiết 25: Kiểm tra viết (tiếp theo)

1.1- Kiến thức:

- Kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS về: phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.

1.2- Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng tính toán theo định luật bảo toàn khối lượng, kĩ năng lập PTHH và nêu ý nghĩa của PTHH.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25: Kiểm tra viết (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái niệm về thể tích mol chất khí.
- HS: Thu nhận thông tin và nêu khái niệm về thể tích mol.
- GV: Treo tranh vẽ H3.1/64, yêu cầu HS quan sát và lưu ý cho HS(Các chất khí này được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất)
? Em có nhận xét gì về khối lượng mol của các chất khí trên
- HS: Khối lượng mol không bằng nhau.
? Nhận xét về thể tích mol của các chất khí đó.
- HS: Các chất khí đó có thể tích bằng nhau
? Rút ra nhận xét gì về thể tích mol của các chất khí khi chúng có cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
- HS: Thể tích bằng nhau.
- GV: Nếu ở điều kiện tiêu chuẩn( nhiệt độ 0oc và áp suất 1atm) thể tích của 1mol bất kì chất khí nào cũng bằng 22,4l
? Viết biểu thức thể tích của các chất khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn(đktc)
- HS: VH2 = VN2 = VCO2 = 22,4(l)
- GV: ở điều kiện bình thường(20oc và 1atm), 1mol chất khí có thể tích là 24lit. Thể tích mol của các chất rắn, chất lóng khác nhau là không như nhau.
+ Gọi HS đọc kết luận SGK/64 
I- Mol là gì ?
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Số 6.1023 được gọi là số Avogađro và kí hiệu là: N
* Ví dụ: 1mol phân tử nước là một lượng nước chứa N phân tử H2O
II- Khối lượng mol là gì ?
- Khối lượng mol(kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của 1 chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó.
III- Thể tích mol của chất khí là gì ? 
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
- 1mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau.
- ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 0oc và áp suất 1atm) thể tích của 1mol bất kì chất khí nào cũng bằng 22,4l
* Kết luận: SGK/64
4.4- Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Nhận xét ý thức của HS trong giờ học.
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- Học bài và làm các bài tập SGK/65
- Làm bài tập trong VBT.
- Đọc trước nội dung bài: “ Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất”.
5- Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:  /  / 2010
Ngày giảng:  /  / 2010
Tiết: 27
Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
1- Mục tiêu:
1.1- Kiến thức:
- HS biết: + Chuyển đổi lượng chất(số mol chất) thành khối lượng chất và ngược lại.
+ Chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí(đktc) và ngược lại.
- Củng cố lại các khái niệm về mol, thể tích mol chất khí.
1.2- Kĩ năng:
- Vận dụng các công thức chuyển đổi để làm bài tập
- Củng cố các kĩ năng tính khối lượng mol về CTHH. 
1.3- Thái độ:
Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về CTHH, thể tích mol chất khí, mol.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
	 Thuyết trình ; Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Hoạt động nhóm.
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
? Khái niệm mol, khối lượng mol. Vận dụng tính khối lượng của 0,25 mol H2O
Trả lời:
- Khái niệm mol: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó
- Khối lượng mol(kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Vận dụng: + 1mol H2O có khối lượng là 18g. 
Vậy 0,25mol H2O có khối lượng là:0,25 x 18 = 4,5(g)
? Khái niệm thể tích mol chất khí. Vận dụng tính thể tích khí (đktc) của 0,15mol H2.
Trả lời:
- Khái niệm thể tích mol: Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
- Vận dụng: 1mol khí H2(đktc) có thể tích là 22,4lít
 Vậy 0,15mol khí H2(đktc) có thể tích là: 0,15 x 22,4 = 2,356(lít) 
4.3- Giảng bài mới:
*Vào bài: Trong tính toán hoá học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa lượng chất(tức số mol chất) và khối lượng chất, giữa lượng chất khí và thể tích khí. Vậy giữa lượng chất và khối lượng chất, giữa lượng chất khí và thể tích khí có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV: Yêu cầu HS quan sát lại nội dung bài tập vận dụng của câu hỏi 1(phần kiểm tra bài cũ).
? Muốn tính khối lượng của 1 chất khi biết số mol ta làm như thế nào.
- HS: Quan sát lại bài tập vận dụng và nêu được: lấy số mol chất nhân với khối lượng mol.
- GV: + Số mol còn được gọi là lượng chất(tính bằng mol), khối lượng của 1 chất hay là khối lượng chất(tính bằng g).
+ Nếu đặt n là kí hiệu của số mol(lượng chất ), m là kí hiệu của khối lượng chất.
? Công thức tính khối lượng chất được viết như thế nào. Giải thích rõ từng kí hiệu trong công thức.
- HS: m = n x M (g)
? Viết công thức tính số mol(lượng chất) và khối lượng mol.
- HS: n = (mol) ; M = (g)
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận và hoàn thành nội dung bài tập vận dụng.
+ Nhóm 1,2: Cho biết 32g Cu có số mol là bao nhiêu?
+ Nhóm 3,4: Tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125mol hợp chất này có khối lượng là 12,25g.
- HS: Các nhóm thảo luận, vận dụng công thức tính khối lượng chất và khối lượng mol, thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả thảo luận vào bảng nhóm. 
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả --> nhận xét, sửa chữa và chốt lại đáp án đúng.
- GV: Yêu cầu HS quan sát lại bài tập vận dụng của câu hỏi 2(phần kiểm tra bài cũ).
? Muốn tính thể tích của 1 lượng chất khí(số mol khí) ở đktc ta làm như thế nào.
- HS: Ta lấy lượng chất(số mol) nhân với 22,4 lít.
- GV: Nếu đặt V là thể tích chất khí(tính bằng lít).
? Công thức tính thể tích chất khí ở đktc được viết như thế nào.
- HS : V = n x 22,4 (lít) 
? Viết công thức tính số mol(lượng chất) khí ở đktc.
- HS : n = (mol)
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bài tập vận dụng.
+ Nhóm 1,2: Cho biết 0,2mol O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
+ Nhóm 3,4: Cho biết 1,12lít khí A ở đktc có số mol là bao nhiêu?
- HS: Các nhóm vận dụng công thức tính thể tích chất khí và số mol chất khí ở đktc, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả --> nhận xét, sửa chữa và chốt lại đáp án chuẩn.
+ Nhấn mạnh các công thức chuyển đổi.
I- Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
1- Công thức chuyển đổi:
 m = n x M (g)
Trong đó: 
 + m: khối lượng chất (g)
 + n: lượng chất(mol)
 + M : Khối lượng mol (g)
rút ra:
 n = (mol) ; M = (g)
2- Vận dụng:
* Ví dụ 1:
Số mol của 32g Cu là:
 nCu = = = 0,5(mol)
* Ví dụ 2:
Khối lượng mol của hợp chất A là:
 MA = = = 98 (g)
II- Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
1- Công thức chuyển đổi:
V(đktc) = n x 22,4 (lít)
Trong đó: + n: lượng chất (mol)
+ V: Thể tích chất khí.
rút ra: n = (mol) 
2- Vận dụng: 
* Ví dụ 1: 
Thể tích của 0,2mol khí O2 ở đktc là:
VO2(đktc) = 0,2 x 22,4 = 4,48(lít)
* Ví dụ 2:
Số mol của 1,12lít khí A ở đktc là:
nA = = = 0,05 (mol)
* Kết luận: SGK/67
4.4- Củng cố:
- Cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
+ Đội chơi : Chọn 2 đội mỗi đội 05 thành viên
+ Nội dung chơi: Điền số thích hợp vào chỗ trống trong bảng 
+ Cách chơi: Các đội thảo luận, vận dung các công thức chuyển đổi để tính toán tìm ra số thích hợp( thời gian 5 phút ). Thành viên của các đội lần lượt lên điền số thích hợp vào chỗ trống trong bảng(thời gian 2 phút )
+ Kết quả: GV kiểm tra đáp án điền của từng nhóm, đội nào có nhiều phương án đúng sẽ thắng.
* Bảng cần điền: 
CTHH
M(g)
n(mol)
m(g)
V(l)đktc
CO2
44
0,1
4,4
2,24
N2
28
0,2
5,6
22,4
CH4
16
0,25
4
5,6
SO2
64
0,1
6,4
2,24
Cl2
71
0,2
14,2
4,48
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- Học bài và làm các bài tập SGK/67
- Làm bài tập trong VBT.
- Ôn tập lại kiến thức bài: Mol và công thức chuyển đổi
5- Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:  /  / 2010
Ngày giảng:  /  / 2010
Tiết: 28
Luyện tập
1- Mục tiêu:
1.1- Kiến thức:
- HS biết: + Vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng chất, thể tích và lượng chất để làm bài tập.
- Củng cố lại các kiến thức về CTHH của đơn chất, hợp chất, nguyên tử khối, phân tử khối, mol, khối lượng mol, thể tích mol.
1.2- Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi, kĩ năng tính toán, khả năng suy luận và kĩ năng lập luận logic khoa học.
- Củng cố các kĩ năng tính viết CTHH, tính PTK của các chất. 
1.3- Thái độ:
Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về CTHH, nguyên tử khối, phân tử khối, mol, khối lượng mol và thể tích mol.
	+ Công thức chuyển đổi khối lượng, lượng chất và thể tích
3- Phương pháp:
	 Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Hoạt động nhóm.
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
? Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất, giữa lượng chất và thể tích chất khí.
Trả lời:
	- Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
 m = n x M (g)
 	- Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí:
V(đktc) = n x 22,4 (lít)
4.3- Giảng bài mới:
Vào bài: Giờ trước chúng ta đã biết được các công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất, giữa lượng chất và thể tích chất khí. Bài hôm nau chúng ta cùng đi vận dụng các công thức chuyển đổi đó để giải một số bài tập hoá học có liên quan.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học.
? Nhắc lại khái niệm về mol, khối lượng mol, thể tích mol.
? Viết các công thức tính lượng chất, khối lượng mol theo khối lượng chất và thể tích chất khí.
- HS: Dựa vào các kiến thức đã học:
+ Nhắc lại các khái niệm
+ Viết các công thức tính lượng chất và khối lượng mol.
- GV: Nhận xét và nhấn mạnh lại các kiến thức và công thức tính toán.
- GV:+ Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,2: bài 1a; Nhóm 3,4: bài 1b
+ Hướng dẫn các nhóm phân tích đầu bài: yêu cầu tính đại lượng nào? sử dụng công thức nào để tính toán.
+ Cho các nhóm thảo luận
- HS: Các nhóm phân tích đầu bài, sử dụng các công thức chuyể

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(T25 -T29) nam 09 - 10.doc
Giáo án liên quan