Bài giảng Tiết 25: Kiểm tra (tiết 2)
Mục tiêu :
* Kiến thức: - Phản ứng hoá học (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết).
- Nhận biết các hiện tượng hoá học.
- Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học (cách lập PTHH và ý nghĩa).
* Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ các kiến thức cơ bản, kĩ năng trình bày bài làm có khoa học.
* Thái độ : Trung thực, cẩn thận, tự tin, chính xác.
B. Chuẩn bị:
* GV: Đề kiểm tra
* HS: Giấy kiểm tra, giấy nháp, máy tính
Ngày soạn: 26/11/06 Tiết 25: KIỂM TRA A. Mục tiêu : * Kiến thức: - Phản ứng hoá học (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết). - Nhận biết các hiện tượng hoá học. - Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học (cách lập PTHH và ý nghĩa). * Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ các kiến thức cơ bản, kĩ năng trình bày bài làm có khoa học. * Thái độ : Trung thực, cẩn thận, tự tin, chính xác. B. Chuẩn bị: * GV: Đề kiểm tra * HS: Giấy kiểm tra, giấy nháp, máy tính C. Đề kiểm tra I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1:(2đ) Hãy ghiép các câu ở cột A với các hiện tượng ở cột B sao cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. 2. Nung nóng đá vôi thì thu được vôi sống và khí cacbonic. 3. Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy sủi bọt khí. 4. Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí chuyển thành giấm chua a. Hiện tượng vật lý. b. Hiện tượng hoá học. Câu 2: (2đ) Hãy chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống. a) ....(1).................là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là .......(2)......, còn chất mới sinh ra là .......(3)....... b) Trong phản ứng hoá học chỉ có .........(4)............. thay đổi làm cho .......(5)......... biến đổi thành ..........(6)... c) Trong một phản ứng hoá học, .........(7)............ của các chất sản phẩm ....(8)............. của các chất tham gia phản ứng. II. Tự luân: (6 điểm) Câu 1: (2đ) Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau: a) Fe + O2 Fe2O3. b) CO2 + H2O H2CO3. c) KClO3 KCl + O2. d) BaCl2 + AgNO3 Ba(NO3)2 + AgCl. Câu 2: (3đ) Cho 6,5g kim loại kẽm tác dụng vừa hết với 7,3g axit clohiđric HCl tạo ra 13,6g chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro H2 a. Lập phương trình hoá học cho phản ứng. b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử Zn lần lượt với số phân tử của 3 chất khác nhau trong phản ứng. c. Tính khối lượng của khí hiđro tạo ra. Câu 3:(1đ) Sắt để lâu trong không khí ẩm dễ bị gỉ (chất màu nâu đỏ). Ta có thể phòng chống gỉ bằng cách nào? Giải thích. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1: (2đ) Ghép đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1,a ; 3, a ; 2,b ; 4, b Câu 2: (2đ) Mỗi chỗ trống điền đúng được 0,5 điểm. a. (1) Phản ứng hoá học, (2) Chất tham gia (chất phản ứng), (3) Sản phẩm (chất tạo thành). b. (4) Liên kết giữa các nguyên tử, (5) Phân tử này, (6) Phân tử khác. c. (7) Tổng khối lượng , (8) Bằng tổng khối lượng. II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (2đ) Mỗi phương trình lập đúng được 0,5 điểm. a. 4Fe + 3O2 2Fe2O3 b. CO2 + H2O H2CO3 c. 2KClO3 2KCl + 3O2 d. BaCl2 + 2AgNO3 Ba(NO3)2 + 2AgCl Câu 2: (3đ) Mỗi câu làm đúng được 1 điểm. a. Lập phương trình hoá học. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 b. Số nguyên tử Zn: số phân tử HCl: số phân tử ZnCl2: số phân tử H2 = 1 : 2 : 1 : 1. c. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. Ta có: m + m = m+ m Þ m = (m + m ) - m= 6,5g + 7,3g - 13,6g = 0,4(g). Câu 3: (1đ) - Ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng bằng sắt. - Giải thích: Sắt bị gỉ là do tiếp xúc với khí oxi và nước (có trong không khí ẩm). Việc bôi dầu mỡ trên các đồ dùng bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm (không có phản ứng hoá học xảy ra) nên phòng chống được gỉ.
File đính kèm:
- TIET 25.doc