Bài giảng Tiết 25: Bài thực hành : Một số tính chất của protein và vật liệu polime

 1. Kiến thức: Qua tiết học này HS phải:

- Củng cố những tính chất đặc trưng của protein, vật liệu polime.

- Tiến hành một số thí nghiệm:

+ Sự động tụ của protein khi đun nóng.

+ Phản ứng màu buire của protein.

+ Tính chất của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ khi đun nóng.

+ Phản ứng của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ với kiềm (pứ của vật liệu polime với kiềm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25: Bài thực hành : Một số tính chất của protein và vật liệu polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:11/11/2009
Tiết 25: Bài thực hành : 
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN 
VÀ VẬT LIỆU POLIME
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua tiết học này HS phải:
- Củng cố những tính chất đặc trưng của protein, vật liệu polime.
- Tiến hành một số thí nghiệm:
+ Sự động tụ của protein khi đun nóng.
+ Phản ứng màu buire của protein.
+ Tính chất của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ khi đun nóng.
+ Phản ứng của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ với kiềm (pứ của vật liệu polime với kiềm)
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành các thí nghiệm thành công về tính chất của polime và vật liệu polime.
- Rèn luyện kỹ năng giải thích các hiện tượng qua các thí nghiệm cụ thể và viết PTHH minh họa cho các tính chất đã được nghiên cứu. 
 3. Thái độ:
- Qua nghiên cứu bài học này HS thấy được vai trò quan trọng của hóa học gắn liền với thực nghiệm và thực tiễn cuộc sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Thực hành thí nghiệm theo nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, kẹp sắt.
- Hóa chất: Dung dịch lòng trắng trứng, dd NaOH, CuSO4, AgNO3, HNO3, mẫu PVC, PE, sợi len, sợi bông. Dụng cụ, hóa chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm (4 nhóm).
 2. Học sinh: 
- Ôn tập về phản ứng trùng hợp, trùng ngưng, tính chất của protein, của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ. Chuẩn bị báo cáo theo mẩu đã quy định sẵn của GV bộ môn.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài.
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1 phút)
GV: Quán triệt một số yêu cầu của PTN và phân HS thực hành theo nhóm.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5 phút)
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhánh mạnh những lưu ý trong buổi thực hành, yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm với dd axit, xút.
- Ôn tập kiến thức cơ bản về t/c của protein, polime.
- Hướng dẫn một số thao tác thực hành như dùng kẹp sắt, kẹp các mẫu vật, quan sát hiện tượng:
HS: Theo dõi, lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS các nhóm nhận dụng cụ và hóa chất và chuẩn bị tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Hoạt động 2: (24 phút)
Thí nghiệm 1: 
Sự đông tụ của protein khi đun nóng.
HS: Tiến hành thí nghiệm
Dùng ống nhỏ giọt cho vào ống nghiệm 1ml lòng trắng trứng, sau đó cho từ 2-3ml nước cất, lắc nhẹ ống nghiệm tạo ra dd protein. Đun nóng ống nghiệm (đến sôi). Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
GV: Quan sát, HDHS thực hiện thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein khi đun nóng.
Thí nghiệm 2: 
Phản ứng màu buire.
HS: Tiến hành thí nghiệm
Dùng ống nhỏ giọt cho vào ống nghiệm 0,5ml protein, cho tiếp 1-2ml nước cất, lắc ống nghiệm tạo ra dd protein, cho tiếp 1-2ml dd NaOH(đặc), 1-2 giọt CuSO4 rồi lắc ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
GV: Hướng dẫn HS giải thích hiện tượng mà HS quan sát được...
Thí nghiệm 3: 
TCVL của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
 HS: Tiến hành thí nghiệm với từng polime.
- Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, PVC, sợi xenlulozơ.
- Đốt các vật liệu trên ngọn lửa.
 Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
GV: Hướng dẫn HS quan sát để phân biệt hiện tượng khi hơ các vật liệu trên ngọn lửa đèn cồn và khi đốt các vật liệu đó. Từ đó NX chính xác các hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 4: 
Pứ của một vài vật liệu polime với kiềm.
HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn SGK.
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện các thí nghiệm.
Hướng dẫn: HS đánh STT các ống nghiệm, không thể để lẫn ống nghiệm chứa dd thu được sau khi đun để có kết quả chính xác khi làm các thí nghiệm với các thuốc thử
Hoạt động 3: (10 phút)
STT
Tên tn
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích, pt
1
2
3
4
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
2. Kỹ năng:
3. Thái độ :
II. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ:
2. Hóa chất:
III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
* Thí nghiệm 1: 
Sự đông tụ của protein khi đun nóng.
- Dưới tác dụng của nhiệt độ protein bị đông tụ (mảng trắng).
* Thí nghiệm 2: 
Phản ứng màu buire.
Cu(OH)2 tạo thành do phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
- Có pứ giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit –CO-NH- tạo thành sản phẩm màu tím.
* Thí nghiệm 3: 
TCVL của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
* Thí nghiệm 4: 
Pứ của một vài vật liệu polime với kiềm.
* Ống 1: (PE)
* Ống 2: (PVC)
* Ống 3: (sợi len)
* Ống 4: (sợi xenlulozơ)
- Cho 4 ống nghiệm tác dụng với dd NaOH.
- Gạn lớp nước ở các ống nghiệm được 1’; 2’; 3’; 4’.
- Axit hóa 1’; 2’ bằng HNO3, rồi thêm AgNO3. Ống trắng đục là PVC.
- Cho 3’; 4’ td với CuSO4. Đun nóng đến sôi, xuất hiện màu tím đặc trưng đó là ống 3 (sợi len).
IV. TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM:
HS: Viết tường trình theo mẫu quy định
4. Củng cố: (2 phút)
GV: Nhận xét, đánh giá tiết thực hành..
HS: Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh lớp học, phòng thí nghiệm. Nộp báo cáo tường trình thí nghiệm.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Chuẩn bị bài: 
“KIỂM TRA 1 TIẾT” 
+ Ôn tập thật kỹ nội dung kiến thức cơ bản của chương 3 và 4 về TCHH, pp điều chế.
+ Hoàn thành tất cả các dạng bài tập ở tài liệu TNKQ đã giao.
+ Chuẩn bị thật tốt mọi điều kiện để làm đạt kết quả cao tiết kiểm tra sắp tới.

File đính kèm:

  • doch12tiet25.doc
Giáo án liên quan