Bài giảng Tiết: 25 - Bài: Silic và hợp chất của silic

1.Kiến thức: Tính chất vật lý và tính chất hóa học của Silic

 Tính chất vật lý và tính chất hóa học của các hpựo chất của Silic

 Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của Silic

 2.Kỹ năng:Vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 25 - Bài: Silic và hợp chất của silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7.11.2007
Tiết: 25	Bài: SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:	Tính chất vật lý và tính chất hóa học của Silic
	Tính chất vật lý và tính chất hóa học của các hpựo chất của Silic
	Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của Silic
	2.Kỹ năng:Vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan
	3.Thái độ:Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề có liên quan trong thực tế cuộc sống.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên.Mẩu vật: Cát,ddNa2SiO3,HCl,fenolphtalein
	2.Chuẩn bị của học sinh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi: Nêu tính chất hóa học của CO,CO2, muối cácbonat.
	 Định hướng trả lời.Trả lời các ý chính trong tính chất hóa học viết các phương trình chứng minh.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của Silic và các hợp chất của chúng.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Tính chất vật lý của Silic
5’
Nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết tính chất vật lý của Silic.
A.SILIC.
I.Tính chất vật lý.
Có hai dạng thù hình: Tinh thể và vô định hình.
Tinh thể có cấu trúc giống tinh thể kim cương, màu xám có ánh kim, có tính bán dẫn.
Silic vô định hình là chất bột màu nâu.
HOẠT ĐỘNG 2. Tính chất hóa học của Silic
6’
Gv. Giống như tính chất hóa học của C, Si thể hiện tính chất hóa học gì?
Khi thể hiện tính khử Si tác dụng được với các chất nào?
Hs. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Dựa vào các hợp chất tạo thành xác định điểm khác nhau với C.
Silic tác dụng được với dung dịch bazơ chứng minh Si là chất có tính lưỡng tính.
Hs. Viết phương trình thể hiện tính oxi hóa của Si
II. Tính chất hóa học.
1.Tính khử
a.Tác dụng với phi kim: Halogen,O2 ,C
 Si + 2F2 SiF4
Si + O2 SiO2
 Si + C SiC
b. Tác dụng với hợp chất:
Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2
2. Tính oxi hóa
 Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao.
Si + 2Mg Mg2Si
HOẠT ĐỘNG 3 Trạng thái tự nhiên.
3’
 Trong tự nhiên Si tồn tại ở dạng nào và ở đâu.
Hs. Tham khảo sách giáo khoa nêu trạng thái tự nhiên của Si
III. Trạng thái tự nhiên. 
Silic chiếm gần 29,5% khối lượng võ trái đất như: cát,khoáng vật Silicat, Alumino silicat
HOẠT ĐỘNG4.Ứng dụng và điều chế.
4’
Gv. Trong phòng thí nghiệm Si được điều chế như thế nào?
Hs. Tham khảo SGK nêu một số ứng dụng của Si.
Hs. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
IV Ứng dụng và điều chế.
1.Ưùng dụng.
 Có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật như: Vô tuyến điện, điện tử, pin mặt trời, luyện kim
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
SiO2 + 2Mg Si + 2MgO
b. Trong CN
SiO2 + 2C Si + 2CO
HOẠT ĐỘNG5: Tính chất của Silic đioxit.
7’
Gv. SiO2 trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng khoáng vật thạch anh, không màu trong xuốt gọi là falê thiên nhiên.
Hs: Quan sát mẩu cát sạch, tinh thể thạch anh và nêu tính chất vật lý.
Hs. Tham khảo SGK trình bày các tính chất hóa học của SiO2
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
B.HỢP CHẤT CỦA SILIC.
I. Silic đioxit.SiO2
1. Tính chất vật lý.
SiO2 là chất ở dạng tinh thể. Nóng chảy ở 17130c
2.Tính chất hóa học
Tan chậm trong dung dịch kiềm.
Tan nhanh trong dung dịch kiềm nóng hoặc muối cacbonat của kim loại kiềm nóng chảy.
SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O
SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
Tan trong axit flohiđric.
SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O
HOẠT ĐỘNG 6. Tính chất của Axit Silixic.H2SiO3
8’
Gv. Làm TN:
HCl + Na2SiO3 và TN CO2 + Na2 SiO3
Nhỏ vài giọt dung dịch p.p vào dung dịch Na2SiO3
Hs. Quan sát và giải thích.
Chất trong cốc nhanh chóng đông cứng do tạo H2SiO3 không tan trong nước tạo dung dịch keo.
II.Axit Silixic.H2SiO3
Là chất ở dạng kết tủa keo, không tan trong nước, đung nóng dể mất nước.
H2SiO3 SiO2 + H2O
H2SiO3 khi sấy khô gọi là Silicagen dùng hút ẩm và hất thụ nhiều chất.
-Là một axit yếu:
Na2SiO3 + CO2 + H2O H2SiO3 + Na2CO3
HOẠT ĐỘNG 7: Tính chất của Muối Silicat.
7,
Gv. Gọi học sinh trình bày tính chất của muối silicat.
Hs. Tham khảo SGK trình bày các tính chất hóa học của muối silicat.
III. Muối Silicat.
Muối của kim loại kiềm tan được trong nước.
Dung dịch đặt Na2SiO3 và K2SiO3 gọi là thủy tinh lỏng. Thủy tinh lỏng dùng chế tạo keo dán sứ và thủy tinh.
Vải tẩm thủy tinh lỏng khó bị cháy.
5.Củng cố: Dùng bài tập 2,3,4 SGK để củng cố.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc25.doc