Bài giảng Tiết 24: Nhôm (tiết 2)

1. Kiến thức: HS

- Biết tính chất vật lí của nhôm.

- Nắm được tính chất hóa học của nhôm: Có tính chất của kim loại và tác dụng với dung dịch kiềm.

- Biết được nhôm có nhứng ứng dụng gì.

- Biết phương pháp sản xuất nhôm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 24: Nhôm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiÕt 24: nh«m
	A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS
- Biết tính chất vật lí của nhôm.
- Nắm được tính chất hóa học của nhôm: Có tính chất của kim loại và tác dụng với dung dịch kiềm.
- Biết được nhôm có nhứng ứng dụng gì.
- Biết phương pháp sản xuất nhôm.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, rút ra nhận xét.
- Kĩ năng viết phương trình hoá học.
3. Trọng tâm: Tính chất hóa học của nhôm
4. Thái độ: GD thế giới quan khoa học, ý thưc cẩn thạn tronh khi làm thí nghiệm.
B. Phương pháp: thực nghiệm kết hợp trao đổi vấn đáp.
C. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: 5 bộ dụng cụ thí nghiệm gồm:
Dụng cụ:
Ống nghiệm, kẹp gỗ
Giá gỗ, ống hút.
Đèn cồn, bìa cứng.
Hoá chất:
Al, Fe
CuCl2, AgNO3
NaOH 
HCl
- Bảng phụ: ghi nội dung kiểm tra bài cũ.
2. Học sinh: Ôn lại tính chất hóa học của kim loại.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
 Hoàn thành cac phương trình hóa học sau:
 Mg + O2 → . . . .
 Na + Cl2 →. . . .
 Zn + HCl → .. . .
 Cu + AgNO3 → . . . 
Qua những phương trình hoá học trên nêu tính chất hoá học của kim loại?
Đáp án: 
a. Kim loại tác dụng với phi kim
 2Mg + O2 → 2MgO
 2Na + Cl2 → 2NaCl
b. Kim loại tác dụng với axit
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ­
c. Kim loại tác dụng với dung dịch muối
 Cu + 2AgNO3 → CuCl2 + 2Ag.
2. Vào bài: Nhôm cũng là một kim loại, vậy nhôm có những tính chất hóa học như thế nào? Cô cùng các em cùng tìm hiểu trong tiết hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lí
GV: quan sát mẫu vật, kết hợp tìm hiêu thông tin SGK: Trình bày tính chất vật lí của nhôm?
GV: Nhận xét và chiếu tính chất vật lí lên màn hình.
GV: Bổ sung thông tin: Al có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo dài thành sợi.
VD: Al dùng làm giấy gói kẹo.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SKG/55.
GV: Đặt vấn đề: Vậy nhôm có tính chất hóa học như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần II.
I. Tính chất vật lí.
- HS: Quan sát mẫu vật, tìm hiểu thông tin SGK, nêu tính chất vật lí của nhôm:
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.
- Nhẹ nhất trong những kim loại thông dụng( d=2.7 g/cm3)
- Dẫn điện, dẫn nhiệt
- Có tính dẻo.
HĐ2: Tìm hiểu tính chất hoá học:
GV:Nhôm có những tính chất của kim loại không? Các em hãy tiến hành các thí nghiệm sau. 
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1, hoàn thành vào .
- Rắc từ từ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng xảy ra:
- Hiện tượng trên chứng tỏ :
GV: Giải thích: Vì clo rất độc nên chúng ta không làm thí nghiệm này trưc tiếp, các em hãy quan sát thí nghiệm 2: Phản ứng của nhôm với brôm trên màn hình:
- Hiện tượng:. . .
- Hiên tượng trên chứng tỏ điều gì:..
GV: Qua 2 thí nghiệm trên em hãy rút ra tính chất hoá học thứ nhất của nhôm?
GV: chiếu lên màn hình tính chất 1.
GV: Gọi 2 HS viết phương trình hoá học cho 2 thí nghiệm trên
GV: Thông tin: 
Lớp nhôm oxit tạo ra tuy rát mỏng( 10-5mm) nhưng rất bền bảo vệ dụng cụ bằng nhôm không bị oxi hóa bởi oxi trong không khí và nước.
t0
Ngoài Brom nhôm còn phản ứng với nhiều phi kim khác tạo ra muối. VD:
2 Al + 3S→ Al2S3
2Al + 3 Cl2→2 AlCl3
GV: Em hãy rút ra kết luận cho tính chất này?
G: chiếu kết luận lên máy.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3:
- Nhúng một dây nhôm vào ống nghiệm có chứa 2ml dung dịch HCl.
- Quan sát hiện tượng:. .
-Hiện tượng trên chứng tỏ:. . . .
GV: Em hãy rút ra tính chất hóa học thứ 2 của nhôm?
GV: ghi tính chất lên bảng.
GV: Gọi 1 HS lên bảng viết phương trình hóa học.
GV: Gọi HS nhận xét và thông báo: ngoài HCl nhôm còn phản ứng với nhiều axit khác như H2SO4.
? Em hãy rút ra kết luận cho tính chất này?
GV: Chiếu kết luận lên màn hình, 
lưu ý HS:
 Nhôm không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguôi và HNO3 đặc nguội vì hai axit này có tính oxi hóa đã tạo cho nhôm lớp oxit nhôm bao vệ không cho nhôm phản ứng với hai axit này.Trong thưc tế dùng thùng nhôm làm xitec chở HNO3.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 4:
- Cho một sợi dây nhôm vào ống nghiệm có chứa 2ml dung dịch CuCl2.
- Quan sát hiện tượng xảy ra:. . .
- Hiện tượng trên chứng tỏ :.. . .
GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV: Gọi nhôm khác nhận xét và chiếu kết quả lên màn hình.
GV: Qua thí nghiệm hãy rút ra tính chất hóa học nào của nhôm?
GV: Ghi tính chất này lên bảng, gọi 1 HS lên viết PTHH
GV: Ngoài CuCl2 với những muối của kim loại nào? Viết PTHH?
GV: Quan sát vào những tính chất hóa học của nhôm vừa nghiện cứu cho biết: Nhôm có tính chất của kim loại không?
GV: Chiếu kết luận lên màn hình.
GV: đặt vấn đề: Ngoài tính chất chung của kim loại nhôm còn có tính chất đăc biết khác không?
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Nhúng dây nhôm và dây sắt vào 2 ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH.
- Quan sát nêu nhận xét.
GV: Gọi đại diện nhóm nhận xét,
GV: chiếu PTHH cho HS quan sát:
2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2 ­.
GV: Vậy nhôm có tính chất hoá học khác nào?
GV: Chiếu kết luận
GV: cho HS liên hệ thực tế: có nên dùng sô chậu bằng nhôm để vôi vưa và nước vôi không? Vì sao?
GV: chốt lại kiến thức: tính chất hóa học của nhôm trên màn hình
- Nhôm có tính chất của một kim loại.
 Nhôm có pứ với dung dịch kiềm.
GV: trong các hợp chất trên nhôm thể hiện hoá trịi là bao nhiêu?
GV: nhận xét và giới thiệu hoá trị III của nhôm phù hợp với vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu xong tính chất vật lí, tính chất hóa học của nhôm. Vậy nhôm có những ứng dụng gi? Chuyển sang III.
HĐ3: Tìm hiểu ứng dụng của nhôm.
GV: yêu cầu HS dựa vào tính chất vật lí và hoá học của nhôm nêu những ứng dụng của nhôm?
GV: chiếu lên màn hình ứng dụng.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu mục này ở SGK/56.
GV: Trong dãy hoạt động hoá học, nhôm ở vị trí thứ 5 vì thế nhôm hoạt động hóa học tương đối mạnh. Trong thực tế nhôm không tồn tại ở dạng đơn chất mà tồn tại ở dạng hợp chất như oxit, muối. Vậy muốn có nhôm người ta làm như thế nào? Chuyển sang IV.
HĐ4: Tìm hiểu quá trình sản xuất nhôm.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGk nêu:
? Nguyên liệu sản xuất nhôm?
?Phương pháp sản xuất?
GV: Giới thiệu quy trình cho HS nghe.
?Viết PTHH
GV: Bổ sung thông tin:
Nhưng do sản xuất bằng phương pháp này tốn rất nhiều điện năng nên các nhà khoa học đang t×m phương pháp mới, và có thể thay
quặng boxit bằng nhiều chất như cao lanh, nefelin.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/56
II.Tính chất hóa học
1. Nhôm có những tính chất của kim loại không?
HS: nghe
HS: Làm thí nghiệm nêu:
- Hiện tượng: nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng, pư toả nhiệt.
- Hiện tượng chứng tỏ nhôm phản ứng với oxi.
HS: Quan sát thí nghiệm trên màn hình nêu:
- Hiện tượng: loé sáng, phản ứng toả nhiệt, tạo thành chất rắn màu vàng nâu.
- Chứng tỏ: Nhôm phản ứng với brôm.
HS: Rút ra tính chất hoá học: Phản ứng của nhôm với phi kim
a.Phản ứng của nhôm với phi kim.
HS: Lên bảng viết phương trình.
PTHH:
4Al + 3O2→2 Al2O3.
2 Al + 3Br2→ 2 AlBr3
HS: Nghe
HS: Rút ra kết luận:
Nhôm phản ứng với oxi tạo ra oxit, phản ứng với phi kim khác như Br, S tạo ra muối.
HS: Làm thí nghiệm 3, nêu :
- Hiện tượng: sủi bọt khí, nhôm tan dần.
- Hiện tượng chứng tỏ: nhôm phản ứng với dung dịch axit HCl.
HS: Nhôm phản ứng với dung dịch axit.
b. Phản ứng của nhôm với dung dịch axit
HS: Lên bảng viết phương trình hóa học
PTHH:
2 Al + 6HCl→ 2AlCl3 + 3H2↑
HS: Rút ra kết luận:
Nhôm phản ứng với dung dịch axit ( HCl, H2SO4) tạo ra muối và giải phóng hiđrô
HS: Nghe và ghi
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
HS: Đại diện nhóm báo cáo:
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm, nhôm tan dần, màu xanh nhạt của dung dịch muối CuCl2 nhạt dần.
- Hiện tượng trên chứng tỏ: nhôm phản ứng với dung dịch CuCl2 .
HS: Nhôm phản ứng với dung dịch muối.
c. Phản ứng của nhôm với dung dịch muối.
HS: Viết PTHH
PTHH;
 2Al + 3CuCl2 → 2 AlCl3 +3Cu
HS: Trả lời và viết PTHH:
Al +3 AgNO3→ Al(NO3 + 3 Ag
H: Kết luận: Nhôm có đầy đủ tính chất hóa học của kim loại.
2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác?
HS: Làm thí nghiệm
HS: Nhôm phản ứng với dung dịch NaOH
HS: Nhôm tác dung với dung dịch kiềm
HS: trả lời.
HS: Nhôm thể hiện hóa trị III
HS: nghe
III. Ứng dụng: 
(SGK/56)
HS: nêu ứng dụng của nhôm
IV. Sản xuất.
HS: Trả lời.
- Nguyên liệu: Quặng boxit( thành phần chính là Al2O3).
- Phương pháp: Diện phân nóng chẩy hỗn hợp Al2O3 và criolit.
HS: Nghe, lên bảng viết PTHH
HS: Nghe
HS: Đọc
 V. Vận dụng:
1. Bài tập 1; thả dây nhôm vào các ống nghiệm có chứa các dung dịch sau:
a. MgSO4
b. CuCl2
c. AgNO3.
d. HCl.
Viết các PTHH (nếu có).
Lời giải: 
2Al + 3CuCl2 ® 2AlCl3 + 3Cu.
Al + 3AgNO3 ® Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 ­ .
Bài tập 2:
Cho 0.54 gam kim loại R phản ứng hết với dung dịch HCl, Sau phản ứng thu được 0.672 ml khí hiđro(đktc).
Xác định kim loại R? Viết PTHH.
ViÕt ph­¬ng tr×nh tæng qu¸t
 R 
nR =
MR =
nH =
V của H2
Bài làm:
H2
Số mol của Hiđrô: n = V / 22,4 = 0.672 / 22.4 = 0.02(mol)
PTHH: 2R + 6 HCl ® 2 RCl3 +3 H2 ­
Theo ph­¬ng trình: 2 mol 6 mol	 3 mol
Theo đầu bài: 0.02 mol 0.03 mol
Vậy :nR = 0.02 mol 	 MR = m / n =0.54/0.02= 27
 Suy ra R là Al
PTHH: 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 +3 H2

File đính kèm:

  • docHoa 9 Tiet 24 Nhom Thi GVG.doc