Bài giảng Tiết 24: Nhôm ( al = 27 ) (tiết 1)

Kiến thức:

-Tính chất vật lí của nhôm: nhẹ, dẻo, nhẹ dẫn điện, nhiệt tốt.

-Tính chất hoá học của nhôm: Có tính chất hoá học của kim loại nói chung. Ngoài ra nhôm còn có phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng hiđro.

2. Kĩ năng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 24: Nhôm ( al = 27 ) (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 24 NHÔM ( Al = 27 )
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Tính chất vật lí của nhôm: nhẹ, dẻo, nhẹ dẫn điện, nhiệt tốt.
-Tính chất hoá học của nhôm: Có tính chất hoá học của kim loại nói chung. Ngoài ra nhôm còn có phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng hiđro.
2. Kĩ năng:
-Biết dự đoán tính chất hoá học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động của kim loại, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán .
-Dự đoán nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không và dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
-Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của nhôm. 
II.CHUẨN BỊ:
Thí nghiệm 1: Bột nhôm, bìa giấy, đèn cồn, diêm.
Thí nghiệm 2: Dây nhôm và dd HCl
Thí nghiệm 3: Nhôm và dd NaOH đặc.
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
- Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại và cho ý nghĩa của nó ?
Vào bài : -Dựa vào vị trí của Al trong dãy HĐHH của một số kim loại và bằng kiến thức đã học về tính chất của KL, em có thể dự đoán một số tính chất của nhôm.
GV : Để biết dự đoán của em như thế nào, hom nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bai nhôm. 
HOẠT ĐỘNG 2 :
GV : Các em quan sát: lọ đựng bột Al, dây nhôm, đồng thời liên hệ thực tế đời sống hàng ngày và nêu các tính chất vật lí của nhôm.
GV : Nhận xét, bổ sung: Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
GV : Liên hệ thực tế giấy gói bánh kẹo, thuốc lá... thường làm bằng nhôm để chống ẩm.
HOẠT ĐỘNG 3 :
GV : Các em hãy dự đoán xem nhôm có tính chất hoá học nào ? Giải thích vì sao em biết điều đó 
GV : Bây giờ các em làm thí nghiệm theo nhóm để kiểm tra xem dự đoán đó có đúng không ?
 + GV HD HS cách rắc bột nhôm trong tấm bìa gập đôi lên ngọn lửa đèn cồn. 
Quan sát hiện tượng, sản phẩm sinh ra, giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra.
Gọi đại diện bất kỳ của nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV giới thiệu lớp Al2O3 mỏng, bền vững bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng trực tiếp với oxi trong không khí và nước.
+ GV giới thiệu nhôm có thể tác dụng với nhiều phi kim khác như clo, lưu huỳnh,...
+ Chiếu phim TN : Bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh.
+ Gọi HS bất kỳ nêu kết luận , Các em còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh .
- Chúng ta tiếp tục làm thí nghiệm để chứng minh điều đã dự đoán.
- GV HDHS cho dây nhôm vào ống nghiệm chứa HCl (dd),rồi quan sát hiện tượng, giải thích. Viết phương trình hoá học xảy ra. 
Lưu ý : Nhôm không tác dụng với HNO3 đậm đặc, nguội và H2SO4 đậm đặc, nguội.
- Trong bài tính chất hóa học của KL, các em đã được biết t/c nhôm tác dụng với dd muối CuSO4, em hãy viết lại PTHH xãy ra.
- Qua các thí nghiệm , em có kết luận gì về tính chất hoá học của nhôm so với kim loại ? 
GV đặt vấn đề : Nếu cho dây sắt và dây nhôm vào 2 ống nghiệm riêng biệt chứa dung dịch NaOH. Các em có dự đoán gì về hiện tượng xảy ra trong mỗi ống nghiệm ?
- Gọi HS trả lời về dự đoán của bản thân.
Vậy các nhóm tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận xem dự đoán của minh đúng hay sai.
Nêu kết luận .
GV lưu ý HS không sử dụng đồ dùng bằng nhôm để chứa dung dịch kiềm, nước vôi, vữa xây,...
GV chốt lại các tính chất hoá học của nhôm.
HOẠT ĐỘNG 4 : Ứng dụng của nhôm
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng của nhôm trong SX và đời sống
HOẠT ĐỘNG 5 : Sản xuất nhôm
GV sử dụng tranh vẽ 2.14 để giảng giải về cách sản xuất nhôm từ quặng boxit (Chủ yếu là Al2O3 )
* Củng cố- Dặn dò : HS làm bài tập 1,2,3 (sgk)
Về nhà học bài, làm bài tập 4,5,6 và (7), xem trước bài sắt và so sánh với tính chất hoá học của kim loại.
- HS dự đoán.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
HS: Quan sát mẫu vật, liên hệ thực để trả lời:
- Nhôm là kim màu trắng bạc, có ánh kim.
- Nhẹ ( Khối lượng riêng là 2,7g/cm3)
- Dẫn điện, dẫn nhiệt, nóng chảy ở 660oC.
- Có tính dẻo.
II/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC :
1/ Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không ?
a/ Phản ứng của nhôm với phi kim :
+ Với oxi : 
Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
Phương trình hoá học :
4Al (r) + 3O2 (k) ® 2Al2O3 (r)
(trắng) (không màu) (trắng)
+ Với nhiều phi kim khác :
2Al (r) + 3Cl2 (k) ® 2AlCl3 (r)
* Nhận xét : Nhôm phản ứng với oxi tạo thành nhôm oxit và với nhiều phi kim tạo thành muối.
- HS quan sat, nhận xét, viết PTHH.
b/ Phản ứng của nhôm với dung dịch axit
 HS tiến hành thí nghiệm 
Nhôm có phản ứng với dung dịch HCl có bọt khí sinh ra, nhôm tan dần
Phương trình hoá học :
2Al (r) + 6HCl (dd) ® 2 AlCl3 (dd) + 3H2 (k) 
c/ Phản ứng của nhôm với dung dịch muối :
Phương trình hoá học :
4Al (r) + CuSO4 (dd) ® Al2(SO4)3 (dd) + Cu (r)
(trắng) (xanh lam) (không màu) (đỏ)
* Nhận xét : Nhôm tác dụng với nhiều dung dịch muối của kim loại hoạt động hoá học yếu hơn.
Kết luận : Nhôm có đầy đủ tính chất hoá học của kim loại .
+ Sắt không phản ứng , nhôm phản ứng với dung dịch NaOH (Có sủi bọt khí)
2/ Nhôm có tính chất hoá học nào khác ?
- Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm :
2Al (r)+2NaOH(dd)+ 2H2O(l)®2NaAlO2(dd)+3H2 (k)
II/ ỨNG DỤNG :
- HS kể các ứng dụng của nhôm (sgk)
IV/ SẢN XUẤT NHÔM :
Điện phân nóng chảy Al2O3 và criolit trong bể điện phân thu được nhôm và khí oxi.
2 Al2O3 4 Al + 3 O2
Điện phân nóng chảy
Criolit

File đính kèm:

  • docTiet 24NhomHoa9.doc