Bài giảng Tiết: 24 - Bài: Hợp chất của cacbon

1.Kiến thức: -CO có tính khử,CO2 là một oxit axit có tính oxi hóa,H2CO3 là một axit rất kém bền có tính axit yếu và là axit 2 nấc.

 Tính chất của muối cacbonat: Dể phân hủy (trừ muối cacbonac kim loạikiềm) điều chế và ứng dụng.

 2.Kỹ năng : Giải thích tính chất hóa học của các chất.

 3.Thái độ:Sự ô nhiễm môi trường ngày nay do khí thải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 24 - Bài: Hợp chất của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12.11.2007
Tiết: 24	Bài: HỢP CHẤT CỦA CACBON
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: -CO có tính khử,CO2 là một oxit axit có tính oxi hóa,H2CO3 là một axit rất kém bền có tính axit yếu và là axit 2 nấc.
	Tính chất của muối cacbonat: Dể phân hủy (trừ muối cacbonac kim loạikiềm) điều chế và ứng dụng.
	2.Kỹ năng : Giải thích tính chất hóa học của các chất.
	3.Thái độ:Sự ô nhiễm môi trường ngày nay do khí thải.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên.Thí nghiệm: CO2 tác dụng với Ca(OH)2;NaHCO3 + HCl; NaHCO3 + NaOH
	2.Chuẩn bị của học sinh. Xem lại cách viết CTCT của các chất
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp 1’
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi: Cacbon có những tính chất hóa học nào? Cho vd
	 Định hướng trả lời. Như tính chất hóa học trong bài học.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Các hợp chất của C có những tính chất gì? Ưùng dụng và tác hại của chúng đối với môi trường sống ntn? Chúng ta cùng nghiên cứu các hợp chất của C.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. Tính chất vật lý của cacbon monoxit.
3’
Giáo viên yêu cầu tham khảo sgk nêu tính chất vật lý của CO.
Hs: Chất khí không màu, không mùi,không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
A. CACBON MONOXIT.
I. Tính chất vật lý:
 Chất khí không màu, không mùi,không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Hoạt động 2. Tính chất hóa học của cacbon monoxit.
6’
Gv Từ số oxi hóa của C trong CO có thể dự đoán CO có những tính chất hóa học nào?
Gv: Ở nhiệt độ thường CO không tác dụng với các chất nhưng ở đk nhiệt độ cao có su hườnh chuyển lên số oxi hóa cao hơn
Hs. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
II. Tính chất hóa học
1. CO là một oxit không tạo muối(trung tính)
CO không tác dụng với nước, axit, bazơ ở điều kiện thường.
2.Tính khử:
CO cháy trong không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt.
Pt: 2CO + O2 2CO2
CO khử được nhiều oxit kim loại.
3CO+ Fe2O3 2Fe + 3CO2
Hoạt động 3: Điều chế.
4’
Gv: yêu cầu học sinh tham khảo sgk cho biết CO được điều chế như thế nào?
Hs. Viết các phưong trình điều chế CO trong phòng tn và ttrong CN
III Điều chế:
1.Trong phòng thí nghiệm:
HCOOH CO + H2O
2. Trong CN
C + H2O CO + H2
Hoặc: CO2 + C 2CO
Hoạt động 4. Tính chất vật lý của cacbon đi oxit.
8’
Giáo viên yêu cầu tham khảo sgk nêu tính chất vật lý của CO.
Hs: Chất khí không màu, không mùi,không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước
B. CACBON ĐI OXIT.
I. Tính chất vật lý:
 Chất khí không màu nặng 1,5 lần không khí, tan không nhiều tong nước. Ở trạng thái rắn CO2 tạo thành khối rắn gọi là “nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa, dùng làm môi trường lạnh không có hơi ẩm.
Hoạt động 5. Tính chất hóa học của cacbon monoxit.
5’
Gv Từ số oxi hóa của C trong CO2 có thể dự đoán CO2 có những tính chất hóa học nào?
II. Tính chất hóa học
- CO2 không cháy , không duy trì sự cháy của nhiều chất nên thường dùng để dập tắc đám cháy.
Là một oxit axit.
 Tác dụng với nước:
 CO2 + H2O H2CO3
Hoạt động 6. Điều chế cacbon đi oxit.
4’
GV. Học sinh cho biết cách điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm.
HS.Nêu phương pháp điều chế và viết phương trình chứng minh
III.Điều chế:
1.Trong phòng thí nghiệm.
Cho muối cacbonat tác dụng với axit mạnh.
VD. CaCO3 + 2HClCaCl2 + CO2 + H2O
2. Trong công nghiệp.
CaCO3 CaO + CO2
Hoạt động 7. Tính chất hóa học của axit cacbonic.
12
Gv; Lấy VD về muối axit và muối trung hòa
Trong nước axit phân li theo hai nấc nhưng điều phân li thuận ngịch. Vì là axit rất yếu.
Giáo viên: muối hiđro cácbonat tác dụng được với dung dịch kiềm là vì sao?
Chú ý: muối cacbonac tan không bị nhiệt phân.
HS.Nêu đặc điểm của H2CO3 và viết các phương trình phân li trong nước.
Hs. Viết phương trình phân li của axit trong nước.
Hs. Nêu tính tan của các muối cacbonac.
Hs.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 Muối hiđro cacbonat tac dụng được với dung dịch kiềm vì là muối axit.
C.AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT.
I.Axit cacbonic
-Làmột axit kém bền,2 nấc rất yếu dể phân hủy thành CO2 và nước.
-Trong dung dịch phân li rất yếu.
-Tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối axit và muối trung hòa.
II.Muối cacbonat.
1.Tính tan :
- Các muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và hiđrocacbonat tan trong nước.
-Các muối cacbonac của các kim loại khác không tan trông nước.
2. Tác dụng với axit. 
VD. NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
- Muối cacbonat tan hay không tan điều tác dụng được với axit mạnh.
3. Tác dụng với dung dịch bazơ:
Muối hiđrocacbonat tác dụng được với dd bazơ.
VD NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
4. Phản ứng nhiệt phân:
VD: 2NaHCO3Na2CO3 + CO2 + H2O
 MgCO3 MgO + CO2 + H2O
5.Củng cố: Hoàn thành chuổi phản ứng:4’
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập trong sgk, học bài và xem trước bài Silic
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc24.doc