Bài giảng Tiết: 24 - Bài 18: Nhôm ( al = 27) tuần 12

Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS biết được :

- Tính chất vật lí và các tính chất hóa học (TCHH) của nhôm: nhôm có những TCHH của kim loại, ngoài ra nhôm còn phản ứng với dd kiềm giải phóng khí hiđro.Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

- Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 24 - Bài 18: Nhôm ( al = 27) tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/ 2012
 Tiết: 24. Bài 18: NHÔM ( Al = 27)
 Tuần 12
 A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết được :
- Tính chất vật lí và các tính chất hóa học (TCHH) của nhôm: nhôm có những TCHH của kim loại, ngoài ra nhôm còn phản ứng với dd kiềm giải phóng khí hiđro.Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.
2. Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về TCHH của nhôm. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
- Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm.
- Tính khối lượng của nhôm tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
 3. Thái độ: Cẩn thận khi làm thí nghiệm đốt cháy nhôm
 B. Chuẩn bị:
 1. Dụng cụ TN: Bìa giấy, đèn cồn, diêm, 3 ống nghiệm, kẹp gỗ.
 2. Hoá chất: Bột nhôm, dây nhôm, dd HCl, dd CuCl2, dd NaOH đặc.
 C. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại ?
Đáp án : 
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
- Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại :
+ Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải
+ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dd kiềm và giải phóng khí hiđro
+ Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng,...) giải phóng khí H2
+ Kim loại đứng trước (trừ Na, K,...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
Vào bài mới: 
- Dựa vào vị trí của Al trong dãy hoạt động hóa học bạn vừa ghi các em hãy dự đoán xem, Al sẽ có những tính chất hóa học gì?Hs dự đoán.
- Vậy để biết dự đoán của các em đúng hay sai, ngoài ra, Al còn có những tính chất vật lí và những ứng dụng gì quan trọng, làm sao để sản xuất Al; ta cùng tìm hiểu trong tiết 24 : NHÔM
- Al là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ trái đất. Em hãy cho biết kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nhôm?
 Kí hiệu hóa học : Al
 Nguyên tử khối : 27
- Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học hôm nay gồm 4 nội dung lớn là: Tính chất vật lí,Tính chất hóa học, Ứng dụng và Sản xuất Al.
- Nhôm có những tính chất vật lí nào ta qua phần I
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1:
GV cho Hs:
- Quan sát và gấp khúc mẫu nhôm, từ đó rút ra tính chất vật lí của Al.
- Tham khảo phần I sách giáo khoa.
- Từ đó nêu tính chất vật lí của Al?
- Em nào có thể nêu lại những TCVL của Al?
HĐ2: 
- Bây giờ chúng ta sẽ kiểm nghiệm những dự đoán của các em về TCHH của Al trong phần II.TCHH.
-Làm TN biểu diễn: Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn .
- Yêu cầu HS quan sát, nêu HT của TN, nhận xét và viết PTHH?
- Chiếu PTHH có ghi màu các chất.
- Ở nhà, cô thường xuyên dùng miếng bông sắt để chà rửa các vật dụng bằng nhôm như thau, nồi xoong, mâm,...có được không? Vì sao?
- Giới thiệu: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp nhôm oxit Al2O3 mỏng bền vững giúp bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với không khí và nước.
- Chiếu đoạn phim Al tác dụng với Cl2.
Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH.
- Chiếu PT có ghi màu các chất.
- Từ các phản trên cuả nhôm, em rút ra kết luận gì về phản ứng của Al với phi kim ?
HĐ3:
- Nhớ lại bài TCHH của kim loại cho biết Al tác dụng với dd axit tạo ra khí gì?
- Em hãy viết PTHH của Al và dd HCl
- Chiếu PT có ghi màu các chất
-Thông báo cho HS: Al không tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.
HĐ4:
- Nhôm có phản ứng với dd muối không? Ta qua phần tiếp theo.
- Hướng dẫn HS làm TN: Cho 1 dây nhôm vào ống nghiệm sạch và cho 2ml dd CuCl2 vào.
- Yêu cầu Hs quan sát, nêu HT của TN, nhận xét và viết PTHH.
- Chiếu PT có ghi màu các chât
- Al còn phản ứng tương tự với dd AgNO3,...
- Theo kiến thức đã học thì Al hoạt động hóa học mạnh hay yếu hơn Cu và Ag?
- Vậy điều kiện để Al tác dụng với dd muối là gì?
- Nhôm phản ứng với nhiều dd muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.
- Qua các phần vừa tìm hiểu cho biết nhôm có tính chất hóa học của kim loại không?
HĐ5: 
- Các vật dụng bằng nhôm dùng để chứa đụng nước vôi (Ca(OH)2 và tro bếp có chứa K2CO3 có tính kiềm được không? Tại sao?
Chúng ta làm TN: Cho dây Al vào ống nghiệm sạch và cho 2ml dd NaOH vào.Cho HS nêu HT của TN 
- Khí thoát ra đêm đốt thì thấy có ngọn lửa màu xanh và có hơi nước.Khí đó là khí gì?
- Nêu nhận xét.
- Em hãy nêu tóm tắt các TCHH của Al.
HĐ6: 
- Với những tính chất VL và HH này Al có những ứng dụng gì quan trọng trong đời sống và sản xuất ?
- Cho Hs xem hình yêu cầu Hs nêu ứng dụng của Al.
- Đuyra (là hợp kim của Al với Cu và 1 số nguyên tố khác như Mn, Fe, Si) nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chê biến máy bay, ôtô, tàu vũ trụ,
HĐ7: 
- Làm sao để có nhôm dùng trong các ứng dụng trên ta qua phần IV.
Mỗi em tự tìm hiểu trong 1 phút các nội dung sau:
- Trong tự nhiên, nhôm tồn tại ở những dạng nào?
- Nguyên liệu để sản xuất Al là gì ?
- Ở nước ta, quặng bôxit tập trung chủ yếu ở đâu? Với trữ lượng là bao nhiêu ?
- Người ta sản xuất Al cách đây vài trăm năm khi có dòng điện nên để sản xuất Al người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy nhôm oxit có chất xúc tác là criolit tạo thành Al và khí oxi.
- Yêu cầu HS viết PTHH?
HĐ8: Củng cố
- Gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk
- Phát phiếu bài tập và yêu cầu Hs thảo luận nhóm bài tập 1 trong 3 phút.
1. Cho các chất sau: dd H2SO4 , dd MgCl2 , dd KOH , S và dd FeSO4 . Chất nào tác dụng được với Al? Viết PTHH (có thể viết).
2. Người ta sản xuất Al từ 1 tấn quặng boxit có chứa 81,6% nhôm oxit. Tính khối lượng nhôm thu được, biết hiệu suất của phản ứng là 80%.
- Theo yêu cầu của bài học, hướng dẫn Hs bài 2 về nhà làm theo nhóm vào vở bài tập.
I. Tính chất vật lí: Sgk
- HS quan sát, gấp mẫu nhôm và tham khảo sgk nêu tính chất vật lí của Al: kim loại màu trắng bạc,có ánh kim,dẻo,nhẹ,Al dẫn điện, dẫn nhiệt tốt,độ dẫn điện của Al bằng 2/3 độ dẫn điện của Cu, nóng chảy ở 6600C .Al có tính dẻo nên có thể cán mỏng và kéo thành sợi.
- Hs nêu những tính chất vật lí của nhôm.
II. Tính chất hoá học:
1. Nhôm có những t/c h2 của kim loại không?
a. Phản ứng nhôm với phi kim:
* Phản ứng nhôm với oxi:
- HS quan sát TN.
- HS nhận xét HT của TN: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng và viết PTHH:
 4Al + 3O2 to 2Al2O3
- Trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ.
* Phản ứng của nhôm với phi kim khác:
- Quan sát và nêu hiện tượng và nhận xét: nhôm cháy trong khí Cl2 cho ngọn lửa sáng chói, tạo chất rắn màu trắng là nhôm clorua.
- HS viết PTHH:
 2Al + 3Cl2 2AlCl3
* HS nêu KL: Al phản ứng với phi kim oxi tạo thành Oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như: S,Cl2 tạo thành muối.
Kết luận : Sgk
b. Phản ứng của nhôm với dd axit:
-Al tác dụng với dd axit tạo ra khí H2, viết PTHH:
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
* Chú ý: Al không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
c. Phản ứng nhôm với dd muối:
- HS làm TN.
- HT: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm.Al tan dần. Màu xanh lam của dd CuCl2 nhạt dần.
- HS nêu nhận xét và viết PTHH:
2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
- Al hoạt động hóa học mạnh hơn Cu và Ag
- Kim loại trong muối có độ hoạt động hóa học yếu hơn Al.
- Nghe và nhớ
Tiểu kết: sgk
- Nhôm có tính chất hóa học của kim loại.
Kết luận: Al có TCHH của kim loại.
2. Nhôm có tính chất hoá học nào khác?
- Không, vì Al tác dụng với những chất này làm hư các vật dụng.
- HS làm TN.
- HS nêu HT: Có khí không màu thoát ra, nhôm tan dần 
- Khí hiđro
- Nêu nhận xét: Nhôm phản ứng với dd kiềm giải phóng khí H2 .
- Nêu TCHH của Al
- Trả lời.
- Nêu ứng dụng
- Nghe và nhớ
III. Ứng dụng: Sgk
IV. Sản xuất nhôm: 
- Trong tự nhiên Al tồn tại dưới dạng oxit và muối. 
- Nguyên liệu SX Al là quặng bôxit có thành phàn chủ yếu là Al2O3.
- Ở Tây Nguyên.
- 7,5 tỷ tấn
- Phương pháp : Điện phân nóng chảy có criolit làm chất xúc tác.
- HS viết PTHH:
Criolit
2Al2O3 Đ.P.N.C 4Al + 3O2
- Đọc ghi nhớ Sgk
- Làm bài tập: Thảo luận nhóm.
1. Những chất tác dụng với Al là :
dd H2SO4 , dd KOH, S, dd FeSO4
* 2Al + 3S t0 Al2S3
* 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 +3H2
* 2Al + 3FeSO4 Al2(SO4)3 +3Fe
2. Hướng dẫn:
- Đổi 1 tấn = 1000000 gam
- Tính khối lượng nhôm oxit có trong quặng theo công thức:
mAl2O3 = % Al2O3 . mquặng : 100
- Tính số mol Al2O3
- Viết Pt và suy ra số mol của Al
2Al2O3 Điện phân nóng chảy 4Al + 3O2 
 Criolit
- Tính khối lượng Al theo PT
- Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên mAl thu được (mAl thực tế) sẽ nhỏ hơn mAl tính theo PT (mAl lí thuyết) và được tính theo công thức là : 
 mAl thực tế
 H = . 100
 mAl lí thuyết
 4.Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài và làm các bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6/SGK.
 - Nghiên cứu bài mới: Sắt.

File đính kèm:

  • docBai 18 Nhom.doc
Giáo án liên quan