Bài giảng Tiết : 24 - Bài 16 : Thực hành một số tính chất của protein và vật liệu polime

Về kiến thức : Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN :

 - Phản ứng đông tụ của protein : Đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm

 với lòng trắng trứng.

 - Phản ứng màu : lòng trắng trứng với HNO3.

 - Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi với axit, kiềm, nhiệt độ.

 - Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 24 - Bài 16 : Thực hành một số tính chất của protein và vật liệu polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
31/10/2010
12A
12B
Tiết : 24
Bài 16 : Thực hành 
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN 
VÀ VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN :
 - Phản ứng đông tụ của protein : Đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm 
 với lòng trắng trứng.
 - Phản ứng màu : lòng trắng trứng với HNO3.
 - Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi với axit, kiềm, nhiệt độ.
 - Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp.
 2, Về kĩ năng : 
 - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. 
 - Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các pt hoá học. Rút ra nhận xét.
 - Viết tường trình thí nghiệm.
 3, Về thái độ : 
 - Biết được tính chất của polime để bảo vệ các vật liệu polime trong cuộc sống.
 - Qua nội dung của bài HS thấy khoa học có thể khám phá được những hợp chất cấu tạo
 nên cơ thể sống và thế giới xung quanh. Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học
 - Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho HS thực hiện TN theo nhóm : 
 - Dụng cụ : Ố.nghiệm, ố.nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ố.nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh)
 - Hoá chất : Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dd NaOH 30%, CuSO4 2%, 
 AgNO3 1%, HNO3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). 
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài báo cáo thực hành ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : - Nêu tính chất của protein ?
 - Nêu tính chất của polime ?
 2, Dạy nội dung bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Công việc đầu buổi thực hành
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhấn mạnh những lưu ý trong buổi thực hành, nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong khi làm TN với dd axit, dd xút.
 - Ôn tập một số k.thức về protein và polime.
- Hướng dẫn một số thao tác như dùng kẹp sắt (hoặc panh sắt) kẹp các mẫu PE, PVC, sợi tơ gần ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng. Sau đó mới đốt các vật liệu trên để quan sát.
HS: Theo dõi, lắng nghe.
Hoạt động 2 : TN1 : Sự đông tụ của protein
 khi đun nóng
HS: Tiến hành TN như hướng dẫn của SGK.
GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein khi đun nóng.
Hoạt động 3 : TN2 : Phản ứng màu biure
HS: Tiến hành TN như hướng dẫn của SGK.
GV: Hướng dẫn HS giải thích.
Cu(OH)2 tạo thành theo phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Có phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo sản phẩm màu tím.
Hoạt động 4 : TN3 : Tính chất của một vài 
 vật liệu polime khi đun nóng
HS: Tiến hành TN với từng vật liệu polime.
 - Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, PVC, sợi xenlulozơ.
 - Đốt các vật liệu trên ngọn lửa.
- Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS quan sát để phân biệt hiện tượng khi hơ nóng các vật liệu gần ngọn lửa đèn cồn và khi đốt cháy các vật liệu đó. Từ đó có nhận xét chính xác về các hiện tượng xảy ra.
Hoạt động 5 : TN4 : Phản ứng của một vài
 vật liệu polime với kiềm
HS: Tiến hành TN như hướng dẫn của SGK.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thí nghiệm.
Hoạt động 6 : Viết bản tường trình
GV : Đánh giá ý thức, thái độ, kết quả thực hành của các nhóm.
HS : Thu rọn PTN, rửa dụng cụ, hoàn thành phần còn lại của bản tường trình 
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ
 CÁCH TIẾN HÀNH 
 1, Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của 
 protein khi đun nóng
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng : Lòng trắng trứng khi đun nóng thì đông tụ lại
- Nhận xét : Xẩy ra phản ứng đông tụ của protein khi đun nóng
 2, Thí nghiệm 2: Phản ứng màu 
 biure
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng : Dd lòng trắng trứng làm kết tủa của Cu(OH)2 tan ra và dd có màu tím 
- Nhận xét : Xẩy ra phản ứng màu biure của protein
 3, Thí nghiệm 3 : Tính chất của một 
 vài vật liệu polime khi đun nóng
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng : Các vật liệu đó chảy ra và cháy có mùi khét
- Nhận xét : Xẩy ra phản ứng cháy của các vật liệu polime
 4, Thí nghiệm 4 : Phản ứng của một
 vài vật liệu polime với kiềm
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng : có kết tủa màu trắng đục, màu tím đặc trưng, màu xanh lam...
- Nhận xét : Xẩy ra các phản ứng đặc trưng của các chất tạo nên polime.
II. VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH 
- Viết tường trình theo mẫu :
S
TT
Tên 
TN 
Cách tiến hành TN
H.tượng
q.sát được
 Kết luận
3, Củng cố, luyện tập : Học sinh viết bản tường trình
4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết chương III, IV.
 - Xem lại các bài tập chương III, IV.
 - Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
...................
 Tổ trưởng 
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Lắc ống nghiệm
	+ Đun nóng ống nghiệm
	+ Đun nóng hóa chất bằng kẹp đốt hóa chất
	+ Làm lạnh từ từ ống nghiệm
	+ Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Sự đông tụ của protein khi đun nóng
+ dung dịch lòng trắng trứng trong suốt, sau khi đun nóng đông tụ thành khối màu trắng.
Thí nghiệm 2. Phản ứng màu biure
	+ Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam Cu(OH)2, sau đó thấy màu tím đặc trưng xuất hiện .
Thí nghiệm 3. Tính chất của một số vật liệu polime khi đun nóng.
+ Khi hơ nóng, PE và PVC không có nhiện tượng gì; còn sợi len và sợi bông bị xoăn lại.
	+ Khi đốt, PE và PVC nóng chảy; còn sợi len và sợi bông cháy rụi có mùi khét.
 Thí nghiệm 4. Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm
	+ Các ống 1’ và 4’ không có hiện tượng gì
	+ Ở ống 2’ sau khi axit hóa bằng HNO3, thêm AgNO3 thấy có vẩn đục AgCl xuất hiện (do PVC bị thủy phân một phần tạo NaCl). 
	+ Ở ống 3’ khi thêm CuSO4 có tạo kết tủa màu xanh lam Cu(OH)2, sau đó thấy màu tím đặc trưng xuất hiện (do sợi len là protein có phản ứng màu biure)
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được:- Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
Kĩ năng 
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
B. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại: có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng 
- Cấu tạo mạng tinh thể kim loại: 
	+ mạng tinh thể lục phương có độ đặc khít 74% (Be, Mg, Zn...)
	+ mạng tinh thể lập phương tâm diện có độ đặc khít 74% (Cu, Ag, Au, Al...)
	+ mạng tinh thể lập phương tâm khối có độ đặc khít 68% (Li, Na, K, V, Mo...)
- Liên kết kim loại: nguyên tử và ion kim loại ở nút mạng tinh thể và các electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể liên kết với nhau bởi liên kết kim loại.
- Luyện tập: + Viết cấu hình electron của một số nguyên tử kim loại; 
	 + Xác định các yếu tố (cạnh, độ đặc khít, ...) của mạng tinh thể và khối lượng riêng.
	 + Bài toán xác định kim loại.

File đính kèm:

  • docT24.doc
Giáo án liên quan