Bài giảng Tiết 23: Vật liệu polime (tiếp theo)

1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Kiến thức cũ liên quan: các phản ứng trùng hợp tạo ra polibutađien, poliisopren, cao su Buna; điều kiện để các monome tham gia phản ứng trùng hợp, trùng ngưng.

- Kiến thức mới cần hình thành:

 + Khái niệm về một số vật liệu: Cao su, keo dán. Thành phần, tính chất của chúng.

 + Phương pháp điều chế và ứng dụng quan trọng của một số polime dùng làm cao su, keo dán.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23: Vật liệu polime (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:4/11/2009
Tiết 23: VẬT LIỆU POLIME (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Kiến thức cũ liên quan: các phản ứng trùng hợp tạo ra polibutađien, poliisopren, cao su Buna; điều kiện để các monome tham gia phản ứng trùng hợp, trùng ngưng.
- Kiến thức mới cần hình thành:
 + Khái niệm về một số vật liệu: Cao su, keo dán. Thành phần, tính chất của chúng.
 + Phương pháp điều chế và ứng dụng quan trọng của một số polime dùng làm cao su, keo dán.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh các loại vật liệu polime dùng làm chất dẻo, cao su, keo dán.
- Viết các PTHH của phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm chất cao su, keo dán.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT liên quan đến vật liệu polime. 
 3. Thái độ:
- Qua nghiên cứu bài học này HS thấy được polime là những loại vật liệu, gần gũi trong cuộc sống, việc trang bị cho HS một cách nhìn tổng thể về các hợp chất polime sẽ gây hứng thú cho HS khi học bài này.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, quan sát tìm tòi kết hợp thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ, máy chiếu, hình ảnh liên quan đến bài vật liệu polime (mẫu polime, cao su, tơ, keo dán,).
 2. Học sinh: 
- Ôn tập về phản ứng trùng hợp, trùng ngưng, một số polime dùng làm chất dẻo, cách điều chế một số loại tơ thường gặp. Soạn bài mới và làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
HS1: ? Viết PTHH tổng hợp các loại chất dẻo(PE, PVC, PMM, PPF) thường gặp. 
HS2: Làm bài tập 4 SGK trang 72.
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1 phút)
GV: Nêu vấn đề hiện nay do tác dụng của môi trường xung quanh (không khí, nước, khí thải,) kim loại và hợp kim bị ăn mòn rất nhiều, trong khi đó khoáng sản khái thác ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc đi tìm các nguyên liệu mới là cần thiết. Một trong các giải pháp là điều chế vật liệu polime. Để hiểu hơn về vai trò cũng như những ứng dụng quan trọng của vật liệu polime, bài học hôm nay các sẽ được tìm hiểu kỹ bài học này ở tiết học này.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (16 phút)
GV: Xác định mục tiêu của phần III:
+ Khái niệm và phân loại được cao su.
+ Viết được PTHH điều chế cao su thiên nhiên, cao su Buna, Cao su buna-S, Cao su buna-N.
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu liên hệ thực tế và kết hợp quan sát sợi dây cao su làm mẩu của GV và cho biết:
 ? Khái niệm cao su, cách phân loại cao su.
HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
 ? Hãy cho biết cấu trúc phân tử của cao su thiên nhiên sau khi nghiên cứu SGK.
HS: Đại diện trình bày trước lớp.
? Hãy nghiên cứu SGK và cho biết tính chất, ứng dụng của cao su thiên nhiên.
HS: Dựa vào SGK và hiểu biết của mình để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và liên hệ với nước ta do điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây cao su, cây công nghiệp có giá trị cao.
 ?Hãy nghiên cứu SGK và cho biết định nghĩa về cao su tổng hợp.
 ? Có những loại cao su tổng hợp nào
HS: Thảo luận hệ thống câu hỏi trên và đại diện trình bày về đặc điểm cấu tạo của cao su và PTHH tổng hợp nên các loại cao su đó.
GV: Chuẩn kiến thức, đặc biệt chú ý đến các loại cao su như buna-S, buna-N,.. để HS cả lớp cùng ghi nhận thông tin, những phản ứng này thường thi trong các kỳ thi.
VD: Từ thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết có thể điều chế cao su buna qua ít nhất mấy phản ứng ?
 A. 2 B. 3. C. 4 D.5
Hoạt động 2: (13 phút)
GV: Xác định mục tiêu của phần IV:
+ Biết khái niệm keo dán.
+ Một số keo dán tổng hợp thông dụng.
+ PP tổng hợp keo dán ure-fomanđêhit.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu định nghĩa keo dán và nêu bản chất của keo dán.
HS: Thảo luận nhóm nhanh và đại diện trình bày ngắn gọn về:
Định nghĩa
Bản chất của keo dán
GV: Đặt vấn đề tiếp theo, hãy tìm hiểu các loại keo dán thông dụng.
? Nhựa vá săm, ứng dụng của nó.
? Đặc điểm của keo dán epoxi, ứng dụng của nó.
? Keo dán ure-fomanđehit, ứng dụng của nó.
? Viết PTHH của phản ứng tổng hợp keo dán ure-fomanđehit.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày trước lợp các câu hỏi nêu trên.
GV: Chuẩn kiến thức và chú ý đến PTHH tổng hợp keo dán ure-fomanđêhit: Giai đoạn đầu tạo monome, sau đó trùng ngưng monome đó để tạo sản phẩm là keo dán.
HS: Cùng ghi nhận phân tích của GV.
GV: Để củng cố kiến thức toàn bài GV cho HS làm một số tự luận SGK
III. CAO SU:
1. Khái niệm : 
- Cao su là loại vật liệu có tính đàn hồi.
2. Phân loại:
a) Cao su thiên nhiên :
* Cấu tao: Poliisopren: (C5H8)n 
 (-CH2–C=CH–CH2 -) n (n = 1.500 – 15.000)
 CH3
* Tính chất:
- Tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước và khí,...
- Tham gia phản ứng cộng (X2, H2,...) do còn lk đôi trong phân tử polime.
- Cao su lưu hóa: Đun cao su thô với S ở 1500C tạo cầu nối –S-S- .
b) Cao su tổng hợp:
- Tương tự cao su thiên nhiên, được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
- Một số loại thông dụng:
* Cao su buna:
nCH2=CH–CH=CH2 ( CH2–CH=CH–CH2)n
* Cao su buna – S:
- Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với Stiren có xúc tác Na.
* Cao su buna – N:
- Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với Acrilonitrin (CH2=CH-CN).
IV. KEO DÁN TỔNG HỢP:
1. Khái niệm:
- Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính hai mãnh vật liệu rắn giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.
2. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng:
 a) Nhựa vá săm:
- Là dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ.
 b) Keo dán epoxi:
- Keo dán epoxi làm từ polime chứa nhóm epoxi – CH2-CH2-
 O
 c) Keo dán ure-fomanđehit:
- Được sản xuất từ ure và fomanđehit.
nH2N-CO-NH2 + nCH2=O 
 nH2N-CO-NH-CH2-OH
 monome
nH2N-CO-NH-CH2-OH 
 ( HN-CO-NH-CH2 )n + nH2O
4. Củng cố: (5 phút)
GV: Cho HS thảo luận nhóm và làm các bài tập BT4b, BT5 sgk trang 72.
HS: Thảo luận cách làm và đại diện giải thích kết quả bài làm của nhóm mình..
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của tiết học này, đặc biệt chú ý đến cách điều chế và ứng dụng quan trọng của các polime dùng làm cao su và tơ thường gặp.
- BTVN: 6 sgk trang 73 và 4.24, 4.27 SBT trang 30.
- Chuẩn bị bài: 
“LUYỆN TẬP POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME” 
+ Tóm tắt kiến thức cần nắm vững về: Khái niệm, cấu tạo mạch polime, các loại vật liệu polime.
+ So sánh hai loại phản ứng điều chế polime.
+ Làm BT3 trang 77.

File đính kèm:

  • doch12tiet23.doc