Bài giảng Tiết 23: Phương trình hoá học ( tiết 2 )
Mục tiêu:
1.Kiến thức: H/s nêu được ý thức của phương trình hoá học ; Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
2.Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học.
3.Thái độ: Giáo dục ý thích yêu thích môn học
II.Đồ dùng:
1. G/v: - Phiếu học tập
Soạn: Giảng: Tiết 23 phương trình hoá học ( Tiếp ) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: H/s nêu được ý thức của phương trình hoá học ; Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. 2.Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học. 3.Thái độ: Giáo dục ý thích yêu thích môn học II.Đồ dùng: 1. G/v: - Phiếu học tập 2. H/s : - Đọc trước bài III.Phương pháp: trực quan, đàm thoại, hđn IV:Tổ chức giờ học: 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ ( 7 phút ) 1/ Hãy nêu các bước lập phương trình hoá học ? 2/ Chữa bài tập số 2, 3 tr.56 SGK ? ( phần đáp án giải ở vở bài tập ) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Khởi động : Phương trình hoá học cho ta biết chất tham gia p/ư mà còn cho ta biết tỉ lệ số nguyên tử , phân tử của các chất trong p/ư Tg Hoạt động của g/v Hoạt động của h/s 13 phút 20 phút Hoạt động 1: MT: nêu được ý thức của phương trình hoá học - Đặt vấn đề: - ở tiết trước, chúng ta đã học về cách lập phương trình hoá học.Vậy nhìn vào một phương chúng ta biết dược những điều gì ? - Y/c học sinh thảo luận nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất ý kiến - Đ/d nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và chốt kiến thức: Ví dụ: Phương trình hoá học: 2H2 + O2 2H2O. Ta có tỉ lệ: Số phân tử H2 : Số phân tử O2 : Số phân tử H2O = 2 : 1 : 2 ? Các em hiểu tỉ lệ trên như thế nào ? - H/s trả lời – h/s khác bổ xung - G/v chốt kiến thức : Tỉ lệ đó có nghĩa là cứ 2 phân tử hiđrô t/d vừa đủ với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử nước ? Em cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất trong các p/ư ở bài tập số 2 , 3 tr.57 sgk ? - Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Y/c 2 học sinh lên giải bài tập ( còn các nhóm tiếp tục thảo luận ) - G/v nhận xét và đưa đáp án đúng ( có thể chấm vở của 1 số h/s ) Hoạt động 2: MT: Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. - Đưa đề bài luyện tập số 1 lên màn hình: Bài tập 1: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử , phân tử giữa 2 cặp chất ( tuỳ chọn ) trong mỗi phản ứng : a) Đốt bột nhôm trong không khí, thu được nhôm oxit. b) Cho tác dụng với clo , thu được hợp chất sắt III clorua ( FeCl3 ) c) Đốt cháy khí metan ( CH4 ) trong không khí , thu được khí cacbonnic và nước. - Định hướng các nhóm thảo luận theo nội dung sau 1) Các bước lập phương trình hoá học: - Viết sơ đồ phản ứng. - Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. - Viết phương trình hoá học. 2) Công thức hóa học chung của đơn chất kim loại là gì? + Công thức chung : A - Công thức chung của các đơn chất phi kim oxi clo? + Công thức chung : An ( n = 2 ) - Công thức chung của hợp chất có 2 nguyên tố? + Công thức chung :AxBy. 3) Lập công thức của : nhôm oxit (gồm nhôm và oxi ) - YC hoạt động theo nhóm lớn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ.D nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung - GV nhận xét và đưa đáp đúng * Bài tập 2: Điền các từ ( cụm từ ) thích hợp vào chỗ trống : - Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng ...... trong đó có ghi công thức hoá học của các .... và .... Trước mỗi công thức hoá học có thể có .... ( trừ khi bằng 1 thf không ghi ) đẻ cho số ... của mỗi ... đều bằng nhau. - Từ .... rút ra được tỏ lệ số .... số .... của các chất sau p/ư .... này bằng đúng ...... trước công thức hoá học của các .... tương ứng - Y/c hoạt động theo nhón bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và đưa đáp án đúng II. ý nghĩa của phương trình hoá học - Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử , số phân tử giữa các chất trong p/ư a) 4Na + O2 2Na2O. - Tỉ lệ Số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. b) P2O5 + 3H2O H3PO4 - Tỉ lệ Số phân tử P2 O5 : số phân tử nước : số phân tử H2PO4 = 1 : 3 : 2 c) 2HgO 2Hg + O2 - Tỉ lệ Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 = 2 : 2 : 1 d) 3Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O -Tỉ lệ số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3. III. Luyện tập củng cố 1/ Bài tập 1: a) 4Al + 3O2 2Al2O3. b) 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3 c) CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O. Tỉ lệ về số nguyên tử , số phân tử của một số cặp chất như sau: a) Số nguyên tử Al : số phân tử O2 = 4 : 3 : 2 - Số nguyên tử Al : số phân tử Al2O3 b) Số nguyên tử Fe : số phân tử Cl2 = 2 : 3 . - Số nguyên tử Fe : số phân tử O2 = 1 : 1 c) Số phân tử CH4 : số phân tử O2 = 1 : 2. - Số phân tử CH4 : số phân tử CO2 = 1 : 1 2/ Bài tập 2: 1) Phương trình hoá học 2) Chất tham gia và sản phẩm 3) nguyên tử 4) nguyên tố 5) Phương trình hoá học 6) nguyên tử 7) Phân tử 8) Tỉ lệ 9) Tỉ lệ của hệ số 4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá ( 4 phút ) 1/ nêu các bước lập phương trình hoá học ? ý nghĩa của phương trình hoá học ? 5. Dặn dò ( 1 phút ) - Học ghi nhớ - BTVN : 5, 6, 7 tr.58 SGK
File đính kèm:
- TIET23~1.DOC