Bài giảng Tiết 23: Luyện tập polime và vật liệu polime

 1.Về kiến thức: Củng cố những hiểu biết của HS về:

 - Các phương pháp điều chế polime

 - Cấu tạo mạch Polime.

 2.Về kĩ năng :

 - So sánh hai loại phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime

 ( Định nghĩa, sản phẩm, điều kiện)

 - Giải các bài tập về hợp chất polime.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23: Luyện tập polime và vật liệu polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
12D
29/10/2010
12E
Tiết 23: LUYỆN TẬP
 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: Củng cố những hiểu biết của HS về: 
 - Các phương pháp điều chế polime
 - Cấu tạo mạch Polime.
 2.Về kĩ năng : 
 - So sánh hai loại phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime
 ( Định nghĩa, sản phẩm, điều kiện)
 - Giải các bài tập về hợp chất polime. 
 3.Về thái độ: 
 - Khẳng định cho HS về tầm quan trọng của hợp chất polime trong cuộc sống sản xuất và biết áp dụng những hiểu biết về hợp chất polime trong thực tế. 
II. Chuẩn bị :
 GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 HS: ôn tập lí thuyết và làm đầy đủ các bài tập
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra trong giờ luyện tập.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:
GV: Yêu cấu HS nhắc lại 
- Khái niệm về polime
- Điều kiện của phản ứng trùng hợp 
- Phản ứng trùng ngưng
- Cho VD
HS: Lần lượt trả lời 
GV: Kết luận 
HS: Nhắc lại các kiểu cấu trúc mạch polime , mỗi trường hợp lấy một vd
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm 
- Chất dẻo, tính dẻo
- Cao su, tính đàn hồi
- Tơ
- keo dán
Thành phần của vật liệu polime
Hoạt động 2: So sánh hai loại phản ứng điều chế polime
GV: Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng
HS: Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả
Hoạt động 3: Bài tập trắc nghiệm
GV: Cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm
HS: Đứng tại chỗ trả lời
Bài 1: Chọn C
Bài 2 : Chọn A vì trong phân tử naphtalen không có LK bội
Bài 3: Chọn C Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp
Bài 4: Chọn D tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic
Bài 5: Chọn A. 
Bài 6: Chọ B, 28 gam
CH2 = CH2 Có M = 28 (g)
Bài 7 chọn A. 
C3H6 + O2 → 3CO2 + 3H2O 
nCO2 : nH2O = 1 : 1 
Bài 8: Chọn D
5.040.000/12.000 = 42 → C3H6 
Hoạt động 3: Bài tập tự luận
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập tự luận
3C2H2 C6H6 
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
C6H5Br + NaOH C6H5ONa + 
 NaBr + H2O
C6H5ONa+HCl C6H5OH+NaCl
 CH4 + O2 HCHO + H2O 
n HCHO + nC6H5OH PPF 
Bài 10:
 COOCH3 COOH
 | |
-(CH2 C -)n + kHOH → -(CH2 C - )n + 
 | | 
 CH3 CH3 
 + k CH3OH 
 I. Kiến thức cần nhớ:
1. Khái niệm:
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (Gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên
(- CH(C6H5) – CH2 - )n , -(NH-CH2-CO-)n 
n là hệ số polime hoá hay độ polime hoá
n càng lớn phân tử khối polime càng cao 
2. Cấu tạo polime:
Có 3 kiểu mạch:
- Mạch không nhánh
- Mạch có nhánh
- Mạng không gian
3. Khái niệm về các vật liệu polime:
a. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo
b. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
c. Tơ : 
d. Keo dán:
Thành phần chính của chất dẻo, cao su, tơ, keo dán là polime
4.So sánh hai loại phản ứng điều chế polime;
Trùng hợp
 Trùng ngưng
Định nghĩa
Quá trình
Sản phẩm
ĐK mônome
II. Bài tập:
Bài 1: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng:
A. Các phân tử của cùng một polime hoàn toàn giống nhau.
B. Các polime đều bền vững với tác dụng của hoá chất.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định
D. Nhiệt độ sôi của các polime rất cao.
Bài 2: Chất Không có khả năngh tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. naphtalen B. stiren
C. đivinyl D. axit acrylic
Bài 3: Tơ nitron(hay olon) thuộc loại:
A. tơ nhân tạo B. tơ bán tổng hợp
C. tơ tổng hợp D. tơ thiên nhiên
Bài 4: tơ nilon- 6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng gữa cặp chất nào sau đây
A.HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]4NH2 
B.HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]4NH2 
C.HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]6NH2 
D.HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6NH2 
Bài 5: Có sơ đồ sau:
X → Y → Z → E F 
 poli(vinyl axetat)
X là : 
A. metan B. etan
C. ancol etylic D. anđehit fomic
Bài 6: trùng hợp 1 mol etylen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam PE
A. 14 g B. 28 g 
C. 56 g D. Không xác định được
Bài 7: Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 1 . X là polime nào dưới đây:
A. poli prôpilen B. tinh bột
C. poli( vinyl clorua) D. poli stiren
Bài 8: Polime Y có PTK là : 5.040.000 và hệ số trùng hợp n = 12.000. Y là:
A. (-CH2 – CH2- )n B. (-CF2 – CF2-)n 
C. (- CH2 – CHCl-)n D.(CH2 – CH(CH3)-)n
Bài 9: Viết phương trình HH của các phản ứng từ mêtan điều chế ra: poli(vinyl clorua)
Poli vinyl axetat, poli(phenol – fomanđehit)
Chỉ dùng thêm các chất vô cơ thích hợp
2CH4 C2H2 + 3H2 
 C2H2 + HCl CH2 = CHCl 
CH2 = CHCl (- CH2 – CHCl-)n 
C2H2 + H2O CH3 – CHO 
CH3 – CHO + 1/2 O2 CH3COOH 
CH3COOH +C2H2 CH3COOCH=CH2
nCH3COOCH=CH2 -(CH – CH2)n- 
 | 
 OOCCH3 
Bài 10: Khi thuỷ phân 500 gam poli(metyl metacrylat) trong dd H2SO4 loãng một thời gian thấy khối lượng của polime thu được bằng 454 gam. Tính phần trăm số đơn vị este đã bị thuỷ phân
Giải: Theo ptpư cứ 1 mol mắt xích bị thuỷ phân thì khối lượng polime tăng 8 gam / mắt xích
Theo đầu bài , khối lượng giảm = 36 g
số mol mắt xích bị thuỷ phân = 4,5 mol
% số mắt xích bị thuỷ phân 4,5 : 5 = 90%
3. Củng cố- luyện tập : Nhắc lại một số nội dung chính để áp dụng làm bài tâp
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm thêm các bài tập trong SBT
 Chuẩn bị Bài thực hành
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 23- Luyen tap.doc