Bài giảng Tiết 23 - Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- HS biết dãy hoạt động hoá học của kim loại

- HS hiểu đợc ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.

2) Kỹ năng

- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kết luận kim loại hoạt động hoá học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy hoạt động hoá học của kim loai

- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23 - Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện chu kì 2009-2011
 Giáo viên dạy : Thái Thị Hương
 Môn thi : Hoá học
 Dạy lớp : 9E
 Ngày soạn : 8/11/2009
 Ngày dạy : 9/11/2009
Tiết 23 
Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
I. Mục tiêu
1) Kiến thức
- HS biết dãy hoạt động hoá học của kim loại
- HS hiểu đợc ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
2) Kỹ năng
- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kết luận kim loại hoạt động hoá học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy hoạt động hoá học của kim loai
- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và PƯ đã biết
- Viết được PTHH chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học các kim loại
- Bước đầu vận dụng dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét PƯ cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra không.
3) Thái độ
 - HS hứng thú say mê môn học
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh. kẹp gỗ
- Hoá chất: Na, đinh sắt, lá đồng, dung dịch CuSO4, dây Ag, dung dịch HCl, H2O, Phenol phtalein.
- Phiếu học tập phát cho HS
- Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập và ghi đề bài tập
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
1
a
Cho 1 đinh sắt vào dung dịch CuSO4
b
Cho 1 lá Cu vào dd FeSO4
2
a
Cho 1 lá Cu vào dd AgNO3
b
Cho 1 mẩu Ag vào dd CuSO4
3
a
Cho 1 đinh sắt vào axit HCl
b
Cho 1 lá Cu vào axit HCl
4
a
Cho 1 mẩu Na vào cốc đựng nước có pha phenolphtalein
b
Cho 1 đinh sắt vào cốc đựng nước có pha phenolphtalein
Bài tập: 
Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. 
1) Hãy sắp xếp các kim loại đó theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần
2) Kim loại nào tác dụng đợc với:
a) Nước ở nhiệt độ thường
b) Dung dịch CuCl2
c) Dung dịch H2SO4 loãng
Viết các PTPƯ xảy ra 
III. Tiến trình dạy học
1) ổn định tổ chức lớp (1phút)
2) Kiểm tra bài cũ (5phút) 
 ?Nêu các tính chất hoá học của kim loại và viết PTHH minh hoạ cho các tính chất đó?
3) Giới thiệu bài mới (1phút)
 Các em biết kim loại có mức độ hoạt động hoá học khác nhau. Vậy mức độ hoạt động đó được thể hiện như thế nào? Ta có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác hay không? Để trả lời cho câu hỏi đó thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 Chúng ta đi vào tiết 23: Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
4) Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt độn của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Dãy hoạt động hoá học của kim loại đợc xây dựng nh thế nào?(20phút)
Mục tiêu: HS nắm đợc dãy hoạt động hoá học của kim loại
-Gv treo bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập:
-Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và ghi hiện tượng:
Các thí nghiệm 1a, 2a, 3a các em đã được tiến hành ở các bài học trước. Em nhớ lại và ghi hiện tượng vào phiếu học tập. 
Các thí nghiệm còn lại thì các em tiến hành theo nhóm
Hướng dẫn HS cách thực hiện thí nghiệm
-Y/c HS tiến hành thí nghiệm trong 4 phút
-Gv quản lí lớp, giúp đỡ các nhóm yếu
Thí nghiệm 1:
-Y/c HS nhắc lại hiện tượng khi cho đinh sắt vào dd CuSO4
-Y/c HS viết PTPƯ
-Y/c HS nêu hiện tượng ở TN 1b
-Qua TN trên các em rút ra được nhận xét gì?
+ Cho 1 chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 chứa 2 ml dung dịch CuSO4
?Vậy trong 2 kim loại đó thì kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn
-Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn được xếp trước
?Vậy ta xếp kim loại nào trước
-Gv: Fe, Cu
Thí nghiệm 2:
-Nêu hiện tượng khi cho Cu vào AgNO3
-Y/c HS viết PTPƯ
-Y/c Hs nêu hiện tượng ở TN 2b
?Qua TN trên em rút được nhận xét gì?
?Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn?
?Ta xếp kim loại nào đứng trước
Thí nghiệm 3:
-Y/c HS nhắc lại hiện tượng khi cho đinh sắt vào axit HCl
-Y/c HS viết PTPƯ
?Nêu hiện tượng ở TN 3b
? Qua TN trên em rút ra được nhận xét gì?
Thí nghiệm 4:
?Nêu hiện tượng xảy ra?
?Em rút ra được nhận xét gì?
?Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn
?Ta sắp xếp các kim loại này như thế nào?
?Qua các TN trên chúng ta có thể sắp xếp các kim loại đó thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học như thế nào?
GV: Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.
GV: Đa ra dãy hoạt động hoá học của một số kim loại
-Y/c 1 HS đọc lại
?Mức độ hoạt động hoá học của kim loại được thể hiện như thế nào?
-Gv chốt lại
-HS làm thí nghiệm theo hớng dẫn của GV
-Nghe Gv hướng dẫn
-HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
-HS: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt
-HS viết PTPƯ
-HS: không có hiện tượng gì
-HS: Sắt đẩy được Cu ra khỏi dd muối đồng. Cu không đẩy được sắt ra khỏi dd muối sắt
-HS nhận xét hiện tợng và viết PTPƯ xảy ra
-HS: kim loại sắt
-Nghe Gv giới thiệu
-HS làm thí nghiệm theo hớng dẫn của GV
-HS: xếp Fe trước Cu
-HS nêu hiện tượng
-HS viết PTPƯ
-HS nêu hiện tượng
-HS: Cu đẩy được Ag ra khỏi muối bạc. Ag không đẩy được Cu ra khỏi muối đồng
-HS: Cu 
-HS: Cu
-HS nhận xét hiện tượng
-HS nêu hiện tượng
-HS: Fe đẩy được hiđro ra khỏi axit. Cu không đẩy được hiđro ra khỏi axit
-HS: Fe trước hiđro, Cu sau hiđro
-HS nêu hiện tượng
-HS: Na phản ứng với nước.
-HS viết PTPƯ
-HS: Na mạnh hơn
-HS: Na, Fe
-HS: Na, Fe, H, Cu, Ag
-Nghe Gv thông báo
-Theo dõi dãy hoạt động hoá học của kim loại
-1Hs đọc
-HS: được thể hiện bởi dãy hoạt động hoá học của kim loại, trong đó kim loại nào mạnh hơn đợc xếp trước.
-Nghe Gv chốt
I. Dãy hoạt động hoá học kim loại xây dựng nh thế nào 
Thí nghiệm 1:
Kết luận: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng. ta xếp sắt trớc đồng: Fe, Cu
Thí nghiệm 2:
 Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn Ag. Ta xếp đồng đứng trớc bạc: Cu, Ag
Thí nghiệm 3:
 Ta xếp Fe đứng trớc H, Cu đứng sau H: Fe, H, Cu
 Thí nghiệm 4:
KL: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe. Ta xếp Na đứng trớc Fe: Na, Fe
Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
Hoạt động 2: Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?(10phút)
Mục tiêu: HS nắm đợc ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
-Kim loại đứng trước mạnh hơn kim loại yếu. Vậy tứ đó ta rút ra được ý nghĩa gì?
?Trong đó, kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường?
-2 kim loại đó có vị trí như thế nào?
?Em rút ra được ý nghĩa gì?
?Kể tên một số kim loại tác dụng được với HCl, không tác dụng được với HCl
?Nhận xét vị trí của các kim loại đó
?Vậy ta có nên dùng các đồ vật bằng kim loại Al, Fe... đựng axit HCl, H2SO4 loãng? Vì sao?
?Từ phản ứng của kim loại với dd muối, em rút ra được ý nghĩa gì?
?Vậy cho Na, K vào dd muối có thu được kim loại mới và muối mới không? Vì sao?
-Vậy ta phát biểu lại ý nghĩa này cho đầy đủ hơn
?Ta có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác hay không?
-GV chốt lại
-Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải
-HS: Na, K
-HS: Trước Mg
-Kim loại trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường
 -HS: tác dụng được: Al, Fe..
Không tác dụng: Cu, Ag
-HS : Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit: HCl, H2SO4...
-HS: không nên vì kim loại đó tác dụng với axit
-HS: Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
-HS giải thích
-HS phát biểu
-HS: Ta có thể dự đoán được dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại
-Gv chốt lại
 ý nghĩa :
- Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái qua phải
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2
- Kim loại đứng trớc H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) giải phóng khí hiđrô
- Kim loại đứng trước (trừ Na, K...) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố(7phút)
Mục tiêu: HS củng cố, hệ thống hoá được kiến thức cơ bản của bài học
-Y/c HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Y/c HS làm bài tập 1:
Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. 
1) Hãy sắp xếp các kim loại đó theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần
2) Kim loại nào tác dụng được với:
a) Nước ở nhiệt độ thường
b) Dung dịch CuCl2
c) Dung dịch H2SO4 loãng
Viết các PTPƯ xảy ra 
-Y/c HS làm bài tập 
-Y/c HS trình bày 
-Gv nhận xét, đánh giá
-Y/c HS làm bài tập 2: bài tập 5 SGK
-Hs nhắc lại nội dung chính của bài học
-HS làm bài tập
-HS trình bày
-Nghe Gv nhận xét, đánh giá
-HS làm bài tập 5 SGK
1) Các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học:
Na, Mg, Zn, Fe, Cu, Ag, Au
2) 
Na
Mg, Zn, Fe
Na, Mg, Zn, Fe
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(1phút)
-Ôn lại các kiến thức cơ bản của bài học và làm các bài tập SGK
-Nghiên cứu trước bài 18: Nhôm
Hoàn thành phiếu học tập sau:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
1
a
Cho 1 đinh sắt vào dung dịch CuSO4
b
Cho 1 lá Cu vào dd FeSO4
2
a
Cho 1 lá Cu vào dd AgNO3
b
Cho 1 mẩu Ag vào dd CuSO4
3
a
Cho 1 đinh sắt vào axit HCl
b
Cho 1 lá Cu vào axit HCl
4
a
Cho 1 mẩu Na vào cốc đựng nước có pha phenolphtalein
b
Cho 1 đinh sắt vào cốc đựng nước có pha phenolphtalein

File đính kèm:

  • docga thi GVG Hoa 9.doc
Giáo án liên quan