Bài giảng Tiết 23 - Bài 17: Dãy hoạt động của kim loại

A. MỤC TIÊU: Biết được:

1. Kiến thức: Dãy hoạt động hóa học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. .

2. Kỷ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể và rút ra dãy hoạt động của kim loại.

- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối

- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23 - Bài 17: Dãy hoạt động của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: Ngày soạn://2010.
Bài 17: DÃY HOẠT ĐỘNG CỦA KIM LOẠI.
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- TCHH của các hợp chất vô cơ.
- TCHH của kim loại.
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: Dãy hoạt động hóa học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.	.
2. Kỷ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể và rút ra dãy hoạt động của kim loại.
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối
- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan, nêu vấn đề; - Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Hoá chất: DD CuSO4, HCl, H2SO4l, FeSO4, AgNO3, H2O, Na, Fe, Cu, Ag...
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.... 
2. HS: Xem lại kiến thức TCHH của kim loại và hợp chất vô cơ.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Hoàn thành các PTPƯ sau đây:
Fe + CuSO4 ® Cu + FeSO4 ® Zn + HCl ® Cu + HCl ®
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở bài tập trên ta thấy Fe, Zn phản ứng được với CuSO4 và HCl, còn Cu không PƯ được hay ta nói cách khác Fe, Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Cu. Vậy thì mức độ hoạt động hoá học khác nhau của KL được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được PƯ của KL với các chất khác hay không? Dãy hoạt động hoá học của KL giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (26’)
GV: Hướng dẫn HS tự làm TN 1 như SGK và quan sát hiện tượng, giải thích.
- Qua làm TN các em thấy có hiện tương gì?
- Vì sao ở TN1 có hiện tượng còn TN2 thì không?
- Vậy về hoạt động hoá học thì Fe và Cu kim loại nào mạnh hơn?
GV tiến hành TN: cho dây Cu vào ống nghiệm 1 đựng dd AgNO3, dây Ag vào ÔN2 đựng dd CuSO4 - HS quan sát. 
- Qua TN ta thấy có hiện tượng gì xảy ra?
- Vậy về hđhh thì Ag và Cu KL nào mạnh ?
GV: Cho các nhóm tiến hành TN: cho đinh Fe và lá Cu vào 2 ống nghiệm 1,2 đựng sẵn dung dịch HCl. ?Có hiện tượng gì?
-Qua TN trên ta xếp Fe, Cu và H ntn?
GV làm TN: cho mẫu Na, đinh Fe vào 2 cốc đựng sẵn nước cất (cốc1 thêm dd P...)
HS quan sát hiện tượng, giải thích?
- Qua TN trên ta rút ra nhận xét gì?
- Qua 4 TN ta có thể sắp xếp các KL theo chiều giảm dần mức độ HĐHH như thế nào?
 (Na, Fe, H, Cu, Ag)
GV giới thiệu dãy HĐHH của kim loại.
I. Dãy HĐHH của KL được xây dựng như thế nào?
1. Thí nghiệm 1: - Đinh Fe + dd CuSO4, dây Cu + dd FeSO4
* H.tượng: (Q/s TN)
PTPƯ: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
ÞFe đẩy Cu ra khỏi dd CuSO4 còn Cu không đẩy Fe ra khỏi FeSO4 Þ Fe > Cu
2. Thí nghiệm 2:
- Cu + dd AgNO3 (Ô.N1)® chất rắn màu xám bám vào dây Cu.
- Ag + dd CuSO4 (Ô.N2)® không có gì.
PTPƯ: Cu + AgNO3 ® Cu(NO3)2 + Ag
* Nhận xét: Cu đẩy đc Ag ra khỏi AgNO3. Ag không đẩy được Cu ra khỏi CuSO4
Þ Cu HĐHH mạnh hơn Ag:Cu > Ag
3. Thí nghiệm 3:
- Đinh Fe vào Ô.N1 chứa dd HCl ® có bọt khí thoát ra, đinh Fe tan dần.
- Lá Cu + dd HCl® không có HT
PTPƯ: Fe + HCl ® FeCl2 + H2­
* Nhận xét: Fe đẩy H ra khỏi dd HCl còn Cu thì không, ta sắp xếp Fe, H, Cu.
4. Thí nghiệm 4:
- Mẫu Na vào cốc nước cất® viên Na nóng chảy chạy trên mặt nước, dd có màu hồng.
- Đinh Fe + nc cất ® không có H.t gì xảy ra.
PTPƯ: Na + H2O ® NaOH + H2­
*Nhận xét: Na HĐHH mạnh hơn Fe
*Dãy HĐHH của kim loại: (SGK)
b. Hoạt động 2:(5’)
- Dựa vào dãy HĐHH của KL, mức độ hoạt động hoá học của KL được sắp xếp ntn?
- KL ở vị trí nào PƯ đc với H2O ở to thường?
- KL ở vị trí nào PƯ đc với dd Axit ® H2?
- KL ở vị trí nào PƯ đc với muối?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Chốt kiến thức.
II. Dãy HĐHH của KL có ý nghĩa gì?:
- Đi từ trái sang phải mức độ HĐHH của KL giảm dần.
- KL > Mg PƯ được với nước ở to thường.
- KL> H PƯ được với dd Axit ­ khí hiđrô.
- KL đứng trước (trừ Na, K...) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
IV. Củng cố: (4’) 
- Cho HS làm bài tập 1,2 (SGK- 54)
V. Dặn dò: (2’) 
- Học bài củ.
- Làm các bài tập 3,4,5 (SGK).
- Xem trước bài mới “Nhôm”.

File đính kèm:

  • doctiet 23.doc
Giáo án liên quan