Bài giảng Tiết 23 - Bài 16: Tính chất hoá học của kim loại

. Mục tiêu :

- Học sinh biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung . Tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối .

- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét. Viết đúng các phương trình hoá học

B. Đồ dùng dạy học :

- Dụng cụ :

 1 muỗng sắt, 1 đèn cồn, 6 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 giá ống nghiệm, 1 ống nhỏ giọt

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23 - Bài 16: Tính chất hoá học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Bài 16 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI 
Tuần 12
- Ngày soạn : 27.10.2009
- Ngày dạy : 2.11.2009
- Dạy lớp : 91 , 92 , 94
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung . Tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối .
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét. Viết đúng các phương trình hoá học 
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 1 muỗng sắt, 1 đèn cồn, 6 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 giá ống nghiệm, 1 ống nhỏ giọt
- Hoá chất :
 1 lọ đựng khí clo, 1 lọ natri, 1 lọ dung dịch bạc nitrat, 1 lọ đồng lá, 1 lọ kẽm, 1lọ HCl .
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Có khoảng hơn 80 nguyên tố là kim loại, chúng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất . Vậy để sử dụng kim loại đạt hiệu quả, chúng ta cần phải biết chúng có những tính chất hoá học nào ? Ta cùng xét bài 16
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
15’
10’
10’
I. Phản ứng của kim loại với phi kim :
1. Tác dụng với oxi :
Nhiều kim loại ( Fe, Al, Cu. . .) tác dụng với oxi tạo thành oxit
Ví dụ :
3Fe + 2O2 Fe3O4
 2. Tác dụng với phi kim khác :
a. Thí nghiệm : Natri tác dụng với clo tạo thành natri clorua
2Na + Cl2 2NaCl
b. Ở nhiệt độ cao một số kim loại tác dụng với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua
Hầu hết các kim loại tác dụng với oxi ( trừ Au, Ag, Pt . . . ) tạo thành oxit; tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối sunfua ( ở nhiệt độ cao )
II. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:
Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Ví dụ : 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
III. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối :
1. Phản ứng của đồng với bạc nitrat : Đồng đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối 
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
2. Phản ứng của kẽm với đồng (II) sufat : Kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối 
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn ( trừ Na, K, Ca . . .) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối : Tạo thành muối mới và kim loại mới 
- Em hãy mô tả lại 1 thí nghiệm của kim loại tác dụng với oxi ( ở lớp 8 ) ?
- Gọi 1 học sinh viết phương trình 
- Nhận xét sửa chữa 
- Giới thiệu lọ đựng khí clo. Tiến hành thí nghiệm 
- Nêu hiện tượng quan sát được? Viết phương trình hoá học ?
- Nhận xét - Sửa chữa 
- Qua các thí nghiệm em có kết luận gì về tính chất hoá học của kim loại tác dụng với phi kim ?
- Kết luận 
- Tiến hành thí nghiệm : Cho kẽm vào axit clohiđric . Nêu hiện tượng ? Viết phương trình và kết luận ?
- Nhận xét và kết luận .
 - Tiến hành thí nghiệm : cho 1 ít lá đồng vào bạc nitrat. Nêu hiện tượng và viết phương trình ?
- Nhận xét - sửa chữa 
- Tiến hành thí nghiệm cho vài viên kẽm vào đồng sunfat. Nêu hiện tượng ? Giải thích và viết phương trình ?
- Nhận xét 
+ Lưu ý : Nếu tiến hành ngược lại cho dồng vào kẽm sunfat, phản ứng sẽ không xảy ra . Do đồng yếu hơn kẽm 
- Vậy qua 2 thí nghiệm trên : Em có nhận xét gì về tính chất hoá học giữa kim loại tác dụng với dung dịch muối ?
- Kết luận
- Mô tả lại thí nghiệm đốt sắt trong lọ đựng khí oxi tạo thành oxit sắt từ 
- Học sinh quan sát 
- Xuất hiện khói trắng 
- Kết luận kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit; tác dụng với phi kim khác ( ở nhiệt độ cao ) tạo thành muối 
- Hiện tượng : Kẽm tan dần trong dung dịch axit và có hiện tượng sủi bọt
- Hiện tượng : Bề mặt lá đồng xuất hiện màu trắng bạc. Viết phương trình 
- Hiện tượng : Màu xanh nhạt dần, bề mặt viên kẽm xuất hiện màu nâu đỏ : Do kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối . Viết phương trình hoá học 
- Nhận xét : Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối 
3. Củng cố : 3’
Kim loại thể hiện được những tính chất hoá học nào ? viết phương trình minh hoạ .
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Dựa vào tính chất hoá học của kim loại , hãy viết các phương trình hoá học thực hiện các chuyển đổi sau :
 MgSO4
Mg Mg(NO3)2
 MgS
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 1,2,3,5,6 SGK
- Chuẩn bị trước bài 17 

File đính kèm:

  • docTiết 23 Bài 16 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.doc
Giáo án liên quan