Bài giảng Tiết : 23 - Bài 15 : Luyện tập polime và vật liệu polime (tiếp)

MỤC TIÊU

 1, Về kiến thức :

 - Củng cố những hiểu biết về các phương pháp điều chế polime.

 - Củng cố kiến thức về cấu tạo mạch polime.

 2, Về kĩ năng :

 - So sánh hai phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime (định nghĩa, sản

 phẩm, điều kiện).

 - Giải các bài tập về hợp chất polime.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 23 - Bài 15 : Luyện tập polime và vật liệu polime (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
30/10/2010
12A
12B
Tiết : 23
Bài 15 : Luyện tập
POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : 
 - Củng cố những hiểu biết về các phương pháp điều chế polime.
 - Củng cố kiến thức về cấu tạo mạch polime. 
 2, Về kĩ năng : 
 - So sánh hai phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime (định nghĩa, sản
 phẩm, điều kiện).
 - Giải các bài tập về hợp chất polime.
 3, Về thái độ : HS khẳng định tầm quan trọng của hợp chất polime trong cuộc
 sống, sản xuất và biết áp dụng sự hiểu biết về các hợp chất polime trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Hệ thống câu hỏi về lí thuyết và chọn các bài tập tiêu biểu cho bài 
 học, máy tính, máy chiếu.
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : - Viết các PTHH của phản ứng tổng hợp PVC, PVN từ etilen.
 2, Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Kiến
 thức cần nhớ
GV : Cho HS nêu : 
- Khái niệm về polime
- Cấu tạo mạch polime
- Khái niệm về các vật liệu polime
HS : Trả lời 
HS : Khác nhận xét bổ sung
GV : Kết luận
Hoạt động 2 : So sánh hai loại phản ứng điều chế polime
GV : Cho HS lập bảng so sánh hai loại phản ứng điều chế polime
HS : Lập bảng so sánh 
HS : Khácd nhận xét, bổ sung
GV : Kết luận
Hoạt động 3 : Bài
 tập 2, 4(ýa)
GV : Cho HS lên bảng làm các bài tập 2, 3 trong SGK (77)
HS : Lên bảng làm bài tập
HS : Khác nhận xét bổ sung 
GV : Kết luận
Hoạt động 4 : Bài 
 tập 4 (ýb)
GV : Cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 4 (ýb)
HS : Thảo luận và báo cáo kết quả
HS : nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV : kết luận
Hoạt động 5 : Bài
 tập 5
GV : Hướng dẫn HS làm bài tập 5 (nếu còn thời gian, nếu không thì để về nhà làm)
HS : Làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV
HS : Khác nhận xét, bổ sung 
GV : Kết luận
I . KIẾN THỨC CẦN NHỚ
 1, Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
 2, Cấu tạo mạch : 
* Có ba kiểu cấu tạo mạch polime
- Mạch không nhánh
- Mạch có nhánh
- mạch mạng không gian
 3, Khái niệm về các loại vật liệu polime
 a) Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo
 b) Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hồi.
 c) Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
 d) Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.
* Thành phần chính của chất dẻo, cao su, tơ, keo dán là polime 
 4, So sánh hai loại phản ứng điều chế polime
Trùng hợp
Trùng ngưng
Định nghĩa
Là quá trình kết hợp kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn hơn (polime)
Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác 
( thí dụ H2O)
Quá trình
n Monome → Polime
n Monome → Polime + Các phân tử nhỏ khác
Sản phẩm
Polime trùng hợp
ộpPlime trùng ngưng
Điều kiện của polime
Có kiên kết đôi hoặc vòng kém bền
Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng với nhau
II. BÀI TẬP
Bài tập 2 SGK (77) : 
a) ... – CH2 – CH(Cl) – CH2 – CH(Cl) – ... 
Monome : CH2 = CH(Cl)
b)  - CF2 – CF2 – CF2 – CF2 – 
Monome : CF2 = CF2
c) ( CH2 – C(CH3) = CH – CH2 )n 
Monome : CH2 = C(CH3) – CH = CH2
d) ( NH - [CH2]6 – CO )n 
Monome : H2N - [CH2]6 – COOH 
e) ( CO – C6H4 – COOCH2 – C6H4 – CH2 – O )n 
Monome : HOOC – C6H4 – COOH và 
 HO – CH2 – C6H4 – CH2OH
g) ( NH - [CH2]6 – NH – CO - [CH2]4 – CO )n 
Monome : H2N - [CH2]6 – NH2 và HOOC - [CH2]4 - COOH
Bài tập 4(Ý a) SGK(77) : 
a) nCH2 = CH CH – CH2 (1)
 C6H5 C6H5 n
nH2N - [CH2]6 – COOH ( NH - [CH2]6 – CO )n + nH2O(2)
Bài tập 4(Ý b) SGK(77) : 
Theo PT (1) muốn điều chế 1 tấn polistiren cần : (t) stiren (H = 90%)
Theo PT (2) 145 tấn nH2N - [CH2]6 – COOH điều chế đựơc 127 tấn polime 
Vậy muốn điều chế được 1 tấn polime cần (t) 
nH2N - [CH2]6 – COOH
Vì hiệu suất là 90% nên cần nH2N - [CH2]6 – COOH thực tế là :
 (t)
Bài tập 5 : Cần bao nhiêu lít ancol etylic để điều chế 37,216 kg cao su buna ? Biết hiệu suất của phản ứng là 90% . Khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml
 A. 72 lít B. 80 lít C. 92 lít D. 100 lít
Bài giải : 
Sơ đồ phản ứng : 2nC2H5OH → nC4H6→ ( CH2–CH=CH–CH2 )n 
 92n 54n (g/mol)
 ? 27,216 kg 
 Ta có : 
Suy ra : 
Do đó : 
 → Chọn C
 3, Củng cố, luyện tập : 
 - Nêu nội dung chính của bài.
 - Làm một số bài tập 1, 2, 4 SGK (76, 77)
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm các bài tập trong SBT phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài : Thực hành : Một số tính chất của protein và vật liệu polime.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
...................
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT23.doc