Bài giảng Tiết 22: Vật liệu polime (tiết 3)
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Kiến thức cũ liên quan: phản ứng trùng hợp, trùng ngưng, điều kiện để có các phản ứng trên.
- Kiến thức mới cần hình thành:
+ Khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit, thành phần của chúng; điều chế một số polime dùng làm chất dẻo.
+ Khái niệm và phân loại tơ, điều chế một số loại tơ tổng hợp thường gặp.
Ngày soạn:2/11/2009 Tiết 22: VẬT LIỆU POLIME (t1) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Kiến thức cũ liên quan: phản ứng trùng hợp, trùng ngưng, điều kiện để có các phản ứng trên. - Kiến thức mới cần hình thành: + Khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit, thành phần của chúng; điều chế một số polime dùng làm chất dẻo. + Khái niệm và phân loại tơ, điều chế một số loại tơ tổng hợp thường gặp. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh các khái niệm về chất dẻo, tơ, vật liệu compozit.. - Viết các PTHH phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm chất dẻo, tơ tổng hợp. - Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT liên quan đến vật liệu polime. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động trong học tập hóa học. Đồng thời qua nghiên cứu bài học này HS thấy được polime là những loại vật liệu, gần gũi trong cuộc sống, việc trang bị cho HS một cách nhìn tổng thể về các hợp chất polime sẽ gây hứng thú cho HS khi học bài này. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại, quan sát tìm tòi kết hợp thảo luận nhóm. C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Giáo án, máy chiếu, sơ đồ, hình ảnh liên quan đến bài vật liệu polime (mẫu polime, cao su, tơ, ), hệ thống câu hỏi liên quan đến vật liệu polime. 2. Học sinh: - Ôn tập về phản ứng trùng hợp, trùng ngưng. Tìm hiểu và xem lại kiến thức về bài đại cương về polime. Soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS Lớp 12B3 12B4 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) HS1: Trình bày TCHH của polime. Viết PTHH minh họa. HS2: Làm bài tập 4 SGK trang 64. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) GV: Nêu vấn đề hiện nay do tác dụng của môi trường xung quanh (không khí, nước, khí thải,) kim loại và hợp kim bị ăn mòn rất nhiều, trong khi đó khoáng sản khái thác ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc đi tìm các nguyên liệu mới là cần thiết. Một trong các giải pháp là điều chế vật liệu polime. Để hiểu hơn về vai trò cũng như những ứng dụng quan trọng của vật liệu polime, bài học hôm nay các sẽ được tìm hiểu kỹ về ”Vật liệu polime” (tt) b. Triển khai bài: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (15 phút) GV: Xác định mục tiêu của phần I: + Phân biệt khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit. + Biết thành phần của vật liệu compozit. + Điều chế một số loại polime dùng làm chất dẻo: PE, PVC, PMM, PPF, GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và kết hợp SGK để tìm hiểu khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit là gì ? Lấy VD minh họa HS: + Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. + Nêu định nghĩa như SGK. ? Hãy nêu một số polime dùng làm chất dẻo và phương pháp điều chế: + Đ/c PE. + Đ/c PVC. + Đ/c PMM. + Đ/c PPF. ? Nêu đặc tính của các loại polime dùng làm chất dẻo vừa điều chế. HS: + Thảo luận nhóm 5 phút. + Đại diện 2 nhóm lên bảng viết PTHH và trình bày về ứng dụng và đặc tính của nó. GV: Theo dõi HS thực hiện các yêu cầu, goi HS nhận xét, bổ sung. Chuẩn kiến thức cơ bản (kết luận) và liên hệ thêm một số ứng dụng khác về polime dùng làm chất dẻo. Hoạt động 2: (13 phút) GV: Xác định mục tiêu của phần II. + Biết khái niệm và cách phân loại tơ. + Phương pháp tổng hợp một số loại tơ thường gặp (Nilon-6,6, tơ olon). GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm kết hợp nghiên cứu SGK để: ? Nêu định nghĩa và cách phân loại tơ. ? Lấy VD cho mỗi loại tơ. HS: Thảo luận nhóm nhanh 3 phút và đại diện trình bày ngắn gọn về: Định nghĩa, cách phân loại theo SGK. GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và nhắc nhở HS nắm vững để trả lời các câu hỏi TNKQ liên quan đến phần khái niệm, phân loại tơ trong các đề thi TNTHPT và tuyển sinh ĐH-CĐ. ? Viết PTHH của phản ứng điều chế tơ Nilon-6,6 (từ axit adipic và hexametylen diamin); tơ Nitron (vinyl xianua) ? Nêu đặc tính của các loại polime dùng làm chất dẻo vừa điều chế. HS: - Thảo luận nhóm 5 phút và đại diện 2 nhóm lên bảng viết pt phản ứng điều chế: + HS nhóm 1 đ/c tơ Nilon-6,6. + HS nhóm 4 đ/c tơ olon (hay tơ nitron). - HS nhóm khác làm vào vở ghi. GV: Chuẩn kiến thức cơ bản về khái niệm, phân loại tơ và pp điều chế một số loại tơ thường gặp như SGK. GV: Lưu ý với HS về đặc tính và những ứng dụng quan trọng của các loại tơ để HS tiện sử dụng và biết cách bảo quản chúng. I. CHẤT DẺO: 1. Khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit : - Chất dẻo là những vật liệu polimev có tính dẻo. + Tính dẻo của vật liệu là t/c biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực và vẫn giữ nguyên sự biến dạng khi thôi tác dụng. -Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không hòa tan vào nhau. + Thành phần: Chất nền (polime), chất độn (poliamit, amiang,), chất phụ gia. 2. Một số polime dùng làm chất dẻo: a) Polietilen (PE) : (-CH2-CH2-) nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n - Làm màng mỏng, vật liệu điện, b) Poli(vinyl clorua) (PVC): nCH2=CHCl (-CH2-CHCl-)n - Vật liệu cách điện, ống dẫn nước,... c) Poli(metyl metacrylat) (PMM): nCH2=C(CH3)(COOCH3) (CH2-C(CH3)(COOCH3))n Hay d) Poli(phenol-fomandehit) (PPF): * PTHH: (SGK) - Nhựa Novolac: (t0 = 750C) - Nhựa rezol: (t0 1400C, xt bazo) - Nhựa rezit:(t0 1400C, xt bazo, để nguội) II. TƠ: 1. Khái niệm: - Tơ là những vật liệu polime hình sợi và mảnh với độ bền nhất định. 2. Phân loại: a) Tơ thiên nhiên: (có sẳn trong tự nhiên) VD: bông, len, tơ tằm,... b) Tơ hóa học: - Tơ tổng hợp: (chế tạo từ polime tổng hợp) VD: Nilon, capron, nitron,... - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: VD: tơ visco, tơ xenlulozo axetat,... 3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp: a) Tơ nilon-6,6: nH2N-[CH2]6-NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH (-NH-[CH2]6-NH-OC-[CH2]4-CO-)n + 2nH2O - Dùng dệt vải, dây dù, đan lưới, dây cáp, - Đặc tính: Kém bền với nhiệt, axit, bazo. b) Tơ nitron (hay olon): thuộc tơ vinylic. - Dùng dệt vải may quần áo ấm, bện sợi “len” đan áo rét. - Đặc tính: bền với nhiệt, kém bền với axit, bazo. 4. Củng cố: (6 phút) GV: Cho HS thảo luận nhóm và làm các bài tập BT1, BT2, BT4a, sgk trang 72. HS: Thảo luận cách làm và đại diện giải thích kết quả bài làm của nhóm mình. 5. Dặn dò: (2 phút) - Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của tiết học này về: Khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit, các polime dùng làm chất dẻo; khái niệm tơ, phân loại tơ, các loại tơ tổng hợp. - BTVN: 4, 5, 6 sgk trang 72, 73. - Chuẩn bị bài: “VẬT LIỆU POLIME” (tt) + Cao su: Khái niệm, phân loại, tính chất và ứng dụng. VD. + Keo dán tổng hợp: Khái niệm, một số loại keo dán tổng hợp thông dụng.
File đính kèm:
- h12tiet22.doc