Bài giảng Tiết 22: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 2)

1. Kiến thức:Tính chất hóa học chung của kim loại: tác dụng với phi kim, với axit và với muối.

2. Kỹ năng:

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại.

- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng.

- Viết các phương trình hóa học để minh họa tính chất của kim loại.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 22: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A2, 9A5, 9A6Ngày giảng: 28/10/2011- Lớp 9A1, 
I.	MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Tính chất hóa học chung của kim loại: tác dụng với phi kim, với axit và với muối.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại.
- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng.
- Viết các phương trình hóa học để minh họa tính chất của kim loại.
II.	CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh có nút nhám, ống nghiệm, đèn cồn, diêm,
- Dung dịch CuSO4, đinh sắt, Na, dung dịch HCl hoặc H2SO4.
- Gv điều chế trước khí clo để sử dụng trong bài dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
Dự kiến tên HS: .
..
Câu hỏi và dự kiến trả lời:
HS 1: Nêu tính chất vật lí của kim loại.
Kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Ngoài ra kim loại còn có tính chất vật lí khác như khối lượng riêng, nhiệt nóng chảy, độ cứng.
HS 2: Làm bài tập 5 trang 48 SGK.
2,7 gam Al chiếm thể tích 1 cm3
=> 1 mol Al (27 gam) chiếm 10 cm3 
0,86 gam K chiếm thể tích 1 cm3
=> 1 mol K (39 gam) chiếm 45,35 cm3
	8,64 gam Cu chiếm thể tích 1 cm3
=> 1 mol Cu (64 gam) chiếm 7,41 cm3
3. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV giới thiệu: Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới hơn 80 % trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải biết tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của kim loại
GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã biết ở lớp 8 và ở chương 1 lớp 9 ® Cho biết tính chất hoá học chung của kim loại.
HS: Nhắc lại một số tính chất hoá học chung của kim loại.
1. Phản ứng của kim loại với phi kim:
Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng được với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng được với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
a. Với oxi :
KL + O2 " Oxit KL
b. Với clo :
KL + Cl2 " muối clorua
c. Với lưu huỳnh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3 SGK, nhớ lại và mô tả hiện tượng thí nghiệm khi đốt sắt trong oxi.
- Yêu cầu HS viết PTHH. Gọi tên sản phẩm.
- GV yêu cầu HS viết pt Al + O2. Gọi tên sản phẩm.
- Vậy KL + O2 tạo nên sản phẩm là gì ?
- GV đặt vấn đề: Kim loại phản ứng với phi kim khác như thế nào ? Hãy quan sát thí nghiệm Na với clo ® GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn.
- GV lưu ý: Sản phẩm còn có khói nâu do muỗng sắt phản ứng với khí clo ® FeCl3.
- GV yêu cầu HS viết pt Na + Cl2, Cu + Cl2, Fe + Cl2, 
- GV giới thiệu: Ở nhiệt độ cao, Cu, Fe, Mg phản ứng được với S ® muối sun fua ® gọi HS lên viết PTHH.
- GV yêu cầu HS nhận xét: KL tác dụng với clo, với lưu huỳnh tạo sản phẩm là gì ?
- GV yêu cầu HS kết luận.
- GV chốt kiến thức.
- HS: sắt cháy sáng chói và tạo ra các hạt nâu đen.
- HS viết pt, gọi tên : oxit sắt từ
- HS khác viết pt, gọi tên : nhôm oxit.
- KL + O2 " oxit KL
- HS quan sát và mô tả hiện tượng: natri nóng chảy cháy trong clo tạo thành khói trắng.
- HS viết pt.
- KL + Cl2 " muối clorua.
- KL + S ® muối sunfua.
- HS nêu kết luận.
2. Tác dụng với dung dịch axit.
KL + Axit " Muối + H2#
Zn+ H2SO4"ZnSO4 + H2#
- GV yêu cầu HS làm TN Zn + H2SO4.
- GV: KL + axit sinh ra sản phẩm gì ?
- Yêu cầu 1 HS viết ptpứ.
- GV lưu ý: Một số kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí H2.
Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng và HNO3 không giải phóng khí H2.
- Các nhóm làm TN, nhận xét hiện tượng: viên Zn tan dần và có khí thoát ra.
- KL + Axit " Muối + H2
- 1 HS viết.
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối.
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K) đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
M + KL ® Mmoi + KLmoi
Nhận xét : Zn mạnh hơn Cu, Cu mạnh hơn Ag.
- Yêu cầu HS làm TN : Cu + AgNO3, Zn + CuSO4 và nhận xét hiện tượng.
- KL + dd muối tạo thành sản phẩm gì ?
- Yêu cầu 2HS viết ptpứ.
- GV đặt câu hỏi. 
- Từ 2 TN ta rút ra được nhận xét gì về độ hoạt động của Zn, Cu, Ag ?
- Thông báo nội dung phần chữ in nghiêng trong SGK: Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K) đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
- Các nhóm làm TN, nhận xét :
TN1 : có lớp KL trắng bạc bám lên miếng đồng.
TN2 : có lớp KL đỏ nâu bám lên miếng kẽm, màu xanh lam của dd nhạt dần.
- KL + M ® KLmoi + Mmoi 
- 2HS viết ptpứ.
- Nhận xét : Zn mạnh hơn Cu, Cu mạnh hơn Ag.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS hoàn thành các phương trình hoá học:
Na + O2 ®
Fe + S ® 
Fe + H2SO4 ®
Mg + HCl ®
Al + AgNO3 ®
Al + CuSO4 ® 
- Làm bài tập: Ngâm một lá Zn trong 20 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi Zn không còn tan được nữa. Tính khối lượng Zn phản ứng và C% dung dịch sau phản ứng. (Coi khối lượng dung dịch sau phản ứng không thay đổi)
- HS: Viết PTHH trên bảng.
4Na + O2 ® 2Na2O
Fe + S ® FeS
Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2
Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2
Al + 3AgNO3 ® 
	 Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3CuSO4 ® 
	 Al2(SO4)2 + 3Cu
- HS làm bài tập.
Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu
0,0125 0,0125 0,0125
mZn phản ứng = 0,81 gam
m ZnSO4 = 2,0125 gam
=> C% = 10,06%
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập SGK tr 51.
- Xem trước bài dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Hướng dẫn bài tập 7* trang 51 SGK: 
PTHH: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
	 x	2x	x	 2x
Khối lượng của lá đồng tăng 1,52 gam chính bằng: mAg bám vào – mCu tan ra.
1,52 = 216x – 64x => x = 0,01.
=> CM AgNO3 = = 1M

File đính kèm:

  • docTiet_ 22.doc
Giáo án liên quan