Bài giảng Tiết: 22: Phương trình hóa học (tiếp theo)

1) Kiến thức: Học sinh biết:

- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.

- Các bước lập phương trình hoá học.

- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.

2) Kĩ năng:

- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.

 

doc149 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 22: Phương trình hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính và định lượng có liên quan đến những bài này .Tiết học này các em sẽ được học bài luyện tập.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hệ thống lại 1 số kiến thức cần nhớ 15’
I. Kiến thức cần nhớ.
*Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
-Hãy trình bày những tính chất cơ bản về:
+ Tính chất vật lý.
+ Tính chất hóa học.
+ Ứng dụng.
+ Điều chế và thu khí oxi.
-Thế nào là sự oxi hóa và chất oxi hóa ?
-Thế nào là oxit ? Hãy phân loại oxit và cho ví dụ ?
-Hãy cho ví dụ về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ?
-Không khí có thành phần về thể tích như thế nào ?
-Tổng kết lại các câu trả lời của HS.
* Hoạt động nhóm, để trả lới các câu hỏi của GV.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-HS cho ví dụ và rút ra đặc điểm khác nhau giữa 2 loại phản ứng.
Hoạt động 2: Luyện tập 25’
II. Bài tập
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm làm các bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101
- GV nhắc HS chú ý: oxit axit thường là oxit của phi kim nhưng 1 số kim loại có hóa trị cao cũng tạo ra oxit axit như Mn2O7, 
-Hướng dẫn HS làm Bài tập 8 SGK/ 101
+Tìm thể tích khí oxi trong 20 lọ ?
+Tìm khối lượng KMnO4 theo phương trình phản ứng ?
+Tìm khối lượng KMnO4 hao hụt 10% ?
+ Khối lượng KMnO4 cần = khối lượng KMnO4 phản ứng + khối lượng KMnO4 hao hụt.
-HS hoạt động nhóm.
Bài tập 3: 
+Oxit bazơ: Na2O , MgO , Fe2O3
+Oxit axit: CO2 , SO2 , P2O5 
Bài tập 4: d
Bài tập 5: b, c, e.
Bài tập 6: phản ứng phân hủy: a, c, d.
Bài tập 7: a, b.
Bài tập 8:
+ Thể tích khí oxi trong 20 lọ: 
20.100 = 2000 ml = 2 lít.
 t0
a. 2 KMnO4 à K2MnO4 + O2 + MnO2
(cần) = 28,22 + 2,282 = 31g
4. Củng cố 2’
Gv nhắc lại các kiến thức cần ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà 1’
-Học bài.
-Làm bài tập trong sbt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
----------------------------------------------
Ngày soạn: 5/2/2012
Ngày giảng: 11/2/2012
Tiết 45 BÀI LUYỆN TẬP 5 (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV về oxi, không khí. Một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán theo phương trình hóa học và công thức hóa học, đặc biệt là các công thức và phương trình hóa học có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi.
-Tập luyện cho HS vận dụng các khái niệm cơ bản đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV.
3.Thái độ: Có ý thức trong học tập.
II.CHUẨN BỊ: 
Gv chuẩn bị các đề bài tập cho hs.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp 2’
Líp 8a:	Líp 8b: ... 
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng giải các bài tập định tính 10’
Bài tập 1: Cho các chất: C, Mg, Al, H2, C2H6. Viết PTHH của phản ứng giữa các chất trên với Oxi và cho biết phản ứng nào là phả ứng hóa hợp? 
- Gv yêu cầu hs làm bài tập 1
Gv gọi một học sinh lên bảng làm.
- HS làm việc cá nhân
- HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng giải các bài tập định lượng 30’
Bài tập 2: Lập công thức oxit của một nguyên tố, trong đó oxi chiếm 69,75% về khối lượng và oxit có phân tử khối 46 đvC.
Bài tập 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí O2 bằng cách nhiệt phân muối kali clorat (xúc tác là Mno2) 
a. Viết PTHH
b. Muốn điều chế 4,48 lít khí O2 (đktc) thì cần dùng bao nhiêu gam kali clorat, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn.
- Gv yêu cầu hs làm bài tập 2
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 3
Bài tập 2: 
Gọi CTHH của oxit là: RxOy
Ta có: x.MR + 16.y = 46
 à y = 2
Rút ra: x.MR = 14 thỏa mãn với x = 1; MR = 14. Vậy R là nguyên tố N
CTHH là : NO2
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
Bài tập 3: 
a. PTHH
 t0
2KClO3 à 2KCl + 3O2
b. 
Ta có: 
Theo PT: 
4. Củng cố1’
Gv nhắc lại các kiến thức cần ôn tập giờ sau kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà 2,
-Học bài.
-Làm bài tập trong sbt.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày soạn: 12/2/2012
Ngày giảng: 14/2/2012
Tiết: 46 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức ở chương 4.
 2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các dạng bài tập: Nhận biết, tính theo phương trình hóa học, cân bằng phương trình hóa học.
3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : Đề kiểm tra 1 tiết
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương 4.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp 2’
Líp 8a:	Líp 8b: ... 
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. 
Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề (Nội dung)
Mức độ kiến thức, kĩ năng
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tính chất của oxi
Câu 2
0,5 
Câu 7
2
2
2,5
25%
Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp
Câu 4
0,5
1
0,5
5%
Oxít
Câu 5
0,5
Câu 6
0,5
Câu 9
1
3
2
20%
Điều chế khí oxi, phản ứng phân hủy
Câu 1
0,5
Câu 8
4
2
4,5
45%
Không khí, sự cháy
Câu 3
0,5
1
0,5
5%
Tổng số câu
3
2
3
1
9
Tổng số điểm
1,5
1
6,5
1
10
Tỉ lệ %
15%
10%
65%
10%
100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Cho các chất sau.
a. Fe3O4	b. KClO3 	c. KMnO4 	d. CaCO3 	e. Không khí g. H2O
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. b, c.	B. b, c, e, g.	C. a,b,c,e.	D. b, c, e.
Câu 2: Người ta thu được khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất.
A. Khí oxi tan trong nước.	C. Khí oxi khó hóa lỏng.
B. Khí oxi ít tan trong nước.	D. Khí oxi nhẹ hơn nước.
Câu 3. Sự oxi hóa chậm là.
A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.
B. Sự oxi hóa mà không phát sáng.	
C. Sự oxi hóa toả nhiệt nhưng không phát sáng.
D. Sự tự bốc cháy.
Câu 4: Hãy chọn những cụm từ thích hợp để điền vào những chỗ trống trong các câu sau.
a,...................(1)..................................... là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
b,..................(2)................................. là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Câu 5 : Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào là oxit axit.
A. CO , CO2 , MnO2 , Al2O3 , P2O5 .
B. SiO2 , P2O5 , N2O5 , CaO.
C. CO2 , SiO2 , NO2, MnO2 , CaO.
D. CO2 , SiO2 , NO2 , N2O5 , P2O5 .
Câu 6: Một hợp chất oxít của phi kim A hóa trị (V), trong đó A chiếm 25,926% theo khối lượng. Công thức oxit đó là.
A. P2O5	B. Bi2O5	C. As2O5	D. N2O5 
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 7 (2đ): Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau
a, Zn 	+ 	.....	à ZnO
b, C2H6 + ....... à CO2 + H2O
c, S 	+ ..... à SO2 
Câu 8 (4đ): Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí O2 bằng cách nhiệt phân muối kali clorat (xúc tác là MnO2) 
a. Viết PTHH.
b. Muốn điều chế 6,72 lít khí O2 (đktc) thì cần dùng bao nhiêu gam kali clorat, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Câu 9 (1đ) Qua những thông tin trên sách báo, em hiểu thế nào là “hiệu ứng nhà kính”?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm.
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
C
(1) Phản ứng hóa hợp
(2) Sự cháy
D
D
II. Phần tự luận.
Câu 1: 3đ
 t0
a, 2Zn 	+ 	O2	à 2ZnO
 t0
b, 2C2H6 + 7O2 à 4CO2 + 6H2O
 t0
c, S 	 + O2 à SO2 
Câu 2:
a. PTHH
 t0
2KClO3 à 2KCl + 3O2 (1đ)
b. Ta có: 	(0,5đ)
Theo PT: 	(0,5đ)
	(1đ)
	(1đ)
Câu 3: “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí quyển không có khả năng xuyên qua lớp CO2 (do lượng CO2 trong khí quyển quá lớn) bao quanh trái đất như lớp kính giữ nhiệt hấp thụ do đó nhiệt độ của trái đất nóng lên.
4. Củng cố.
Gv thu bài, nhận xét giờ làm bài của hs.
5. Hướng dẫn về nhà.
- HS về ôn lại toàn bộ chương 4, đọc trước bài tính chất - ứng dụng của hiđro.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
------------------------------------------
Ngày soạn: 12/2/2012
Ngày giảng: 18/2/2012
Chương V: HIĐRO - NƯỚC
	 Tiết: 47 TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
KHHH: H; 	NTK: 1
CTHH: H2; PTK: 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
 -HS biết hiđrô là chất khí, nhẹ nhất trong các chất khí.
 -HS biết và hiểu khí hiđrô tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất, phản ứng này toả nhiệt; biết hỗn hợp khí hiđrô và oxi là hỗn hợp nổ.
 -Cách đốt cháy hiđrô trong không khí, biết cách thử hiđrô nguyên chất và qui tắc an toàn khi đốt cháy hiđrô, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxi.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hóa học, giải các bài tập tính theo phương trình hóa học.
3. Thái độ: Rèn cho hs ý thức cẩn thận khi làm thí nghiệm.
II.CHUẨN BỊ: 
Hóa chất: -KMnO4, Zn , HCl, khí H2 thu sẵn
Dụng cụ: -Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, bình kíp đơn giản (nếu có), cốc thuỷ tinh, bình tam giác chứa O2 .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp 2’
Líp 8a:	Líp 8b: ... 
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. 
 GV đặt câu hỏi để vào bài mới cho học sinh:
- Các em có biết khí hiđro có tính chất giống như khí oxi hay không? Vậy hiđro có tính chất như thế nào? Có lợi ích gì cho chúng ta? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của H2 (15’)
I. Tính chất vật lý:
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi và không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
-Hãy quan sát lọ đựng H2 và nhận xét về trạng thái, màu sắc của hiđrô.
-Yêu cầu HS quan sát quả bóng bay đã được bơm đầy khí H2, phần miệng của quả bóng đã được buộc chặt bằng sợi chỉ dài à Em có kết luận gì về tỉ khối của H2 so với không khí ?
- Tính tỉ khối của H2 so với không khí?
- Vậy hiđro nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
-1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan nhiều hay tan ít trong nước? 
- Em hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của hiđro? 
- So sánh tính chất vật lí của khí oxi và khí hiđro?
-H2 là chất khí, không màu.
-Khí H2 nhẹ hơn không khí.
Hiđro nhẹ hơn không khí 14,5 lần
à H2 là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
- Vậy H2 là chất tan ít t

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(6).doc