Bài giảng Tiết 22 - Bài 16: Tính chất hoá học của kim loại (tiết 3)
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: - Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất hoá học. .
2. Kỷ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể và rút ra tính chất hoá học của kim loại.
Tiết 22: Ngày soạn://2010. Bài 16: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI. Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Tính chất vật lí của kimloại. - Ứng dụng của kim loại. - Tính chất hoá học của kim loại. A. MỤC TIÊU: Biết được: 1. Kiến thức: - Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối. - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất hoá học. . 2. Kỷ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể và rút ra tính chất hoá học của kim loại. - Biết liên hệ tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại. 3.Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan, nêu vấn đề; - Hoạt động nhóm. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Hoá chất: DD CuSO4, HCl, H2SO4l, Fe, Na, MnO2... - Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, dụng cụ điều chế Cl2, dụng cụ TN Na + Cl2, đèn cồn.... 2. HS: Kiến thức đã học về Ôxi, tính chất hoá học của Axit, Muối. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) - Lớp: - Sỉ số/Vắng: II. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu những tính chất vật lý cơ bản của kim loại? - Dựa vào các tính chất vật lý của KL, KL ứng dụng gì? III. Nội dung bài mới: (33’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Hãy kể các kim loại thường gặp? Chúng ta đã biết kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả thì ta cần phải hiểu kim loại có những tính chất hoá học nào? Chúng ta đi vào bài học mới. 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1: (14’) GV: Yêu cầu HS Nhớ lại kiến thức lớp 8. - Cácem đã biết PƯ của KL nào với oxi? - Hảy nêu hiện tượng KL đó với oxi và viết PTPƯ? HS: Nhắc lại kiến thức. - Ngoài Fe + O2 ra còn có Kl nào td với oxi? GV biểu diễn TN(chiếu thí nghiệm lên màn hình): Đưa muỗng sắt đựng Na nóng chảy vào lọ đựng khí Cl2. HS quan sát và nhận xét hiện tượng TN. GV: Yêu cầu HS giải thích hiện tượng rồi gọi 1 HS viết PTPƯ. GV: thông báo thêm: ở nhiệt độ cao 1 số KL như: Cu, Mg, Fe,...PƯ với S® Muối Sunfua I. Phản ứng của kim loại với phi kim: 1. Tác dung với oxi: - Đốt Fe + O2 ® Sắt từ oxit t0 PTHH: 3Fe + 2O2 ® Fe3O4 - Nhiều Kl như: Al, Zn, Cu...+ O2 ® Oxit. 2. Tác dụng với các phi kim khác: TN: (Như SGK) t0 PTHH: 2Na + Cl2 ® 2NaCl t0 t0 Cu + S ® CuS; Fe + S ® FeS *Kết luận: (SGK) b. Hoạt động 2: (5’) GV: Ở chương I các em đã biết 1 số KL tác dụng với dd axit. GV: Gọi 1 số HS nêu lại TN KL + Axit ® hiện tượng, giải thích và viết PTHH? HS: Nêu hiện tượng, Viết PTHH - KL + dd Axit ® M + H2 khi nào? - KL + dd Axit ® M + không H2 khi nào? (HS trả lời: GV nhận xét và nhắc lại) II. Phản ứng của kim loại với dung dịch Axit: Ví dụ: Zn + H2SO4loãng ® ZnSO4 + H2 Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 Kết luận: KL + DD Axit ® muối + H2 c. Hoạt động 3: (14’) GV: Phát phiếu giao việc cho HS: Yêu cầu HS làm 2 TN: Cu + AgNO3 và Zn + CuSO4 gồm cách tiến hành và quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết PTHH. HS: Thực hiện theo nhóm. GV: Cho các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận. - Qua 2 TN trên ta thấy Cu và Zn đã ntn với Ag và Cu? Vậy Cu với Ag và Zn với Cu KL nào hoạt động mạnh hơn? HS: Nêu nhận xét. GV: thông tin thêm: 1 số KL như Mg, Al, Fe...PƯ với dd CuSO4, AgNO3 ® Muối + KL mới ÞMg, Al, Fe hoạt động hơn Cu, Ag. - Vậy những kim loại nào có thể PƯ với các dung dịch Muối? HS: Nêu kết luận. III. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối: 1. Phản ứng của Cu với dung dịch bạc nitrat: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 +2Ag 2. Phản ứng của Zn với dung dịch CuSO4: TN: Dây kẽm + DD CuSO4 (xanh lam) ® Chất rắn màu đỏ bám vào kẽm, dung dịch xanh lam nhạt dần, Zn tan. ® Đã có PƯ xảy ra. PTHH: Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu *Nhận xét: (1) Cu đẩy Ag ra khỏi Muối nên Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag. (2) Zn đẩy Cu ra khỏi Muối nên Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Cu. *Kết luận: (SGK) IV. Củng cố: (4’) Hoàn thành các PTHH cho dưới đây: a) ......... + HCl ® MgCl2 + H2 b) ........ + AgNO3 ® Cu(NO)3 + Ag c) ......... + ....... ® ZnO d) ........ + Cl2 ® CuCl2 V. Dặn dò: (2’) - Học bài củ. - Làm các bài tập 3,4,5,6 (SGK). - Xem trước bài mới “Dãy hoạt động hoá học của kim loại”.
File đính kèm:
- tiet 22.doc