Bài giảng Tiết 22 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 1)
Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS biết được tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiêm,làm thí nghiệm .
- Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng và lam bài tập
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
Ngày soạn: 22/10/2010 Ngày giảng: ................................................. Tiết 22 - BÀI 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS biết được tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiêm,làm thí nghiệm . - Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng và lam bài tập 3. Thái độ: - Lòng yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : 1. GV chuẩn bị: - Các dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm thí nghiệm. 2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài. III. Phương pháp: - Quan sát - tìm tòi, đàm thoại, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: ...................................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu tính chất vật lý của kim loại? Lấy ví dụ minh họa? 3. Bài mới: - Vào bài: Chúng ta đã biết kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sông, sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu kim loại có những tính chất hóa học nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của kim loại tác dụng với phi kim. - GV: biểu diễn thí nghiệm Fe + O2 và Na + Cl2, yêu cầu HS quan sát hiện tượng, kết hợp với thông tin ở mục I, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Fe có tác dụng với O2 không? Na có tác dụng với Cl2 không? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? ? Sản phẩm của mỗi phản ứng là gì? Viết PTHH của phản ứng? - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch axit. - GV: yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: ? Những kim loại nào tác dụng được với axit H2SO4 loãng, HCl? sản phẩm là gì? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhắc lại tính chất của những kim loại tác dụng với H2SO4 đặc. Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch muối. - GV yêu cầu HS nhắc lại nguyên tắc của kim loại tác dụng với dung dịch muối? Viết PTHH minh họa? Nêu trạng thái màu sắc của các chất tham gia, tạo thành trong phản ứng. - HS trả lời. GV nhận xét. I. Phản ứng của kim loại với phi kim. 1.Tác dụng với oxi. - Nhiều kim loại tác dụng được với oxi tạo thành oxit. 3Fer + O2k t0 Fe3O4r 2. Tác dụng với phi kim khác. - ở nhiệt độ cao, nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim khác nhau tạo thành muối. 2Nar + Cl2k t0 2 NaCl2r Fer + Sr t0 FeSr * Kết luận: SGK II. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit. - Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl,.) tạo thành muối và giải phóng khí H2. Fer + 2HCldd FeCl2dd + H2k III. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối. 1. Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3. Cur+2AgNO3dd Cu(NO3)2dd+2Agr 2. Phản ứng của Zn với CuSO4 Znr + CuSO4dd ZnSO4dd+ Cur * Kết luận: Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ca,) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. 4. Củng cố : - HS làm bài tập 2,3/51. 5. Hướng dẫn về nhà: - HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại vào vở bài tập. - Đọc và tìm hiểu nội dung bài 17. V. RÚT KINH NGHIỆM : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 22.doc