Bài giảng Tiết 22 - Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại

- Dạy lớp : 91 , 92 , 94

A. Mục tiêu :

Học sinh biết:

- Một số tính chất của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.

- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình và vật liệu xây dựng.

- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.

- Biết liên hệ tính chất vật lí và tính chất hoá học với 1 số ứng dụng của kim loại.

B. Đồ dùng dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 22 - Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 Chương 2 : KIM LOẠI 
Tuần 11
 Bài 15 TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI 
- Ngày soạn : 25.10.2009
- Ngày dạy : 30.10.2009
- Dạy lớp : 91 , 92 , 94
A. Mục tiêu :
Học sinh biết:
- Một số tính chất của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. 
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình và vật liệu xây dựng.
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Biết liên hệ tính chất vật lí và tính chất hoá học với 1 số ứng dụng của kim loại. 
B. Đồ dùng dạy học:
- Dụng cụ:
 Dụng cụ thử điện, đèn cồn, búa nhỏ 
- Hoá chất:
 Dây nhôm, lá đồng, than gỗ 
C. Tiến trình bài giảng:
1. Mở bài :1’
Xung quanh ta có rất nhiều đồ dùng bằng kim loại. Vậy kim loại có những tính chất gì? và có những ứng dụng nào trong đời sống và sản xuất? Ta cùng tìm hiểu bài 15
2. Phát triển bài :37’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
8’
9’
10’
10’
I. Tính dẻo :
- Quan sát: Dùng búa nhỏ đập một mẫu than và một đoạn dây đồng
- Kết luận: Kim loại có tính dẻo 
- Ứng dụng: Do có tính dẻo nên kim loại có thể dùng để rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau
II. Tính dẫn điện :
- Thí nghiệm: Dùng dụng cụ thử tính dẫn điện của dây nhôm và lá đồng 
- Kết luận : Kim loại có tính dẫn điện 
- Ứng dụng dùng làm dây dẫn điện
 III. Tính dẫn nhiệt :
- Thí nghiệm: Đốt 1 đầu dây nhôm trên ngọn lửa đèn cồn 
- Kết luận: Kim loại có tính dẫn nhiệt 
- Ứng dụng: Dùng làm dụng cụ nấu ăn 
IV. Ánh kim :
- Quan sát: Dây nhôm, lá đồng, chiếc nhẫn
- Kết luận: kim loại có ánh kim
- Ứng dụng: Dùng làm đồ trang sức và trang trí 
- Gọi 1 học sinh dùng búa nhỏ đập 1 mẫu than và 1 lá đồng. Nêu hiện tượng và giải thích?
- Nhận xét - Kết luận 
- Từ kết luận trên em hãy nêu vài ứng dụng của kim loại?
- Kết luận
- Giới thiệu dụng cụ thử điện, gọi 1 học sinh chứng minh dây nhôm dẫn điện?
- Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì ? 
- Tính dẫn điện được ứng dụng trong đời sống và sản xuất như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung 
- Lưu ý: Dẫn điện tốt nhất là bạc, sau đó đến đồng, nhôm, sắt
- Gọi 1 hoc sinh tiến hành đốt 1 đoạn đầu của dây nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Phần còn lại không tiếp xúc với ngọn lửa có toả nhiệt không?
- Tính dẫn nhiệt được ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất?
- Gọi 1 học sinh quan sát bề mặt của dây nhôm, lá đồng và mẫu than. Em có nhận xét gì?
- Nêu ứng dụng về tính ánh kim của kim loại?
- Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm 
- Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung
- Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm 
- Kết luận kim loại có tính dẫn điện
- Cả lớp cùng trao đổi về ứng dụng của tính dẫn điện
- Quan sát thí nghiệm - Nhận xét - Kết luận
- Nêu 1 số ứng dụng về tính dẫn nhiệt 
- Nhận xét: Bề mặt có vẻ sáng 
- Dùng làm đồ trang trí 
3. Củng cố :2’
Nêu 1 số tính chất vật lí đặc trưng của kim loại?
4. Kiểm tra, đánh giá :4’ 
Bài tập số 2 SGK ( điền từ thích hợp vào chỗ trống )
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà: 3,4,5, SGK
- Đọc thêm mục “ Em có biết “
- Chuẩn bị trước bài 16 

File đính kèm:

  • docTiết 22 Bài 15 TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI.doc
Giáo án liên quan