Bài giảng Tiết 21: Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 1)

1. Kiến thức

HS biết được:

 - Tính chất hoá học của nhôm: nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn).

 - HS tìm hiểu thêm về tính chất hoá học của oxit nhôm và nhôm hiđroxit có tính chất hoá học nào khác.

 - Viết được PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21: Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/11/2010 
Ngày dạy:10/11/2010 
Tiết 21. Tìm hiểu Tính chất hoá học của nhôm 
và hợp chất của nhôm (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết được: 
	- Tính chất hoá học của nhôm: nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn).
	- HS tìm hiểu thêm về tính chất hoá học của oxit nhôm và nhôm hiđroxit có tính chất hoá học nào khác.
	- Viết được PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất.
2. Kĩ năng
	- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của nhôm và hợp chất của nhôm.
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ viết PTHH, kĩ năng tái hiện kiến thức và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Giáo dục
	- Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn.
	- Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
 - Bảng phụ và hệ thống PTHH.
2. Học sinh:
	- Đọc trước bài ở nhà tính chất hoá học của nhôm.
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài ).
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của Al2O3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Dựa vào sự phân loại oxit, hãy cho biết Al2O3 thuộc nhóm oxit nào?
- Hãy nêu TCHH của Al2O3?
- GV bổ sung thêm kiến thức cho HS.
- Yêu cầu lên bảng viết PTHH.
- GV chốt lại kiến thức: chính vì 2 tính chất trên nên oxit nhôm là oxit lưỡng tính.
- Tái hiện kiến thức, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của GV:
* Al2O3 là oxit lưỡng tính.
a) Tác dụng với kiềm
Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + H2O
b) Tác dụng với axit
Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2O
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của Al(OH)3
- GV gợi ý:
- Hãy cho biết Al(OH)3 thuộc nhóm hợp chất vô cơ nào?
- Dựa vào TCHH của bazơ đã học, hãy nêu TCHH của Al(OH)3?
- Viết PTHH, ghi rõ trạng thái của chất.
- Ngoại 2 TCHH trên Al(OH)3 còn có TCHH nào khác?
- GV giới thiệu tính chất hoá học tác dụng với kiềm.
- Chốt lại kiến thức:
- Tái hiện kiến thức đã học.
- Nêu TCHH của Al(OH)3.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
* Tính chất hoá học của Al(OH)3.
a) Tác dụng với axit.
Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O
b) Bị phân huỷ bởi nhiệt độ
2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O
c) Tác dụng với dung dịch kiềm.
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O
 (natri alumiat)
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của AlCl3
- GV gợi ý AlCl3 thuộc hợp chất vô cơ nào?
- Dựa vào TCHH của muối viết PTHH của AlCl3?
- Nếu kiềm dư thì có sản phẩm Al(OH)3 không?
- Nhớ lại TCHH của Al(OH)3.
- GV lưu ý cho HS khi viết AlCl3 tác dụng với kiềm cần xác định kiềm có dư hay không?
- HS tái hiện lại TCHH của muối.
- Viết PTHH.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
a) Tác dụng với dung dịch kiềm.
AlCl3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O
b) Diện phân dung dịch AlCl3
 (đpdd)
2AlCl3 2Al + 3Cl2
4. Củng cố
Bài tập 1: Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các kim loại sau: Al, Cu, Fe.
Em hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các kim loại trên.
GV: Gợi ý: để phân biệt được 3 kim loại trên ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng. Đó là tính chất nào?
- Hãy dựa vào TCHH riêng của nhôm.
Bài tập 2: Cho 5,4 gam bột nhôm vào 60ml dung dịch AgNO3 1M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tìm m?
GV: Gọi HS làm từng bước.
- Chốt lại kiến thức.
Bước 1:
Cho các mẫu thử vào ống nghiệm khác nhau. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1ml dung dịch NaOH.
- Nếu thấy sủi bọt: kim loại đó là Al.
- Nếu không sủi bọt: là Fe, Cu.
Bước 2: 
Cho hai kim loại còn lại vào dung dịch HCl.
- Nếu có sủi bọt là Fe.
- Nếu không có hiện tượng gì là Cu.
Phương trình phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O đ 2NaAlO2 + 3H2
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
HS: Làm bài tập 2:
* Đổi số liệu:
Phương trình:
Al + 3AgNO3 đ Al(NO3)3 + 3Ag
Theo phương trình:
nAlphản ứng=
đ Nhôm dư.
đ Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Al và Ag.
nAg= 
đ mAg = nxM = 0,06 x 108 = 6,48 (gam)
mAl dư =(0,2–0,02)x27=0,18 x 27=4,86 (gam)
m = mAg + mAl dư =6,48 + 4,86 = 11,34 (gam)
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài.
- Đọc trước bài TCHH của Fe.
- Làm bài tập:
Al -> Al2O3 -> NaAlO2 -> Al(OH)3 -> AlCl3 -> Al

File đính kèm:

  • docTC 9.25.doc
Giáo án liên quan