Bài giảng Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết (tiết 4)

mục tiêu.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ chương I đến chương III nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt.

- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn  : 29/10/2011
Ngày dạy : 31/11/2011
 Tiết 20
Kiểm tra 1 tiết
I. mục tiêu.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ chương I đến chương III nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt.
- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
II. chuẩn bị.
- GV:Đề kiểm tra + Đáp án.
- HS : Đề cương ôn tập. 
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3.Nội dung kiểm tra.
	 Sơ đồ ma trận
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Điờ̉m
Khỏi quỏt cơ thể người 
1
3,5
Vận động
1
3,5
Tuần hoàn
1
3
Tổng
1
1
1
 10
ĐỀ BÀI
Cõu 1. Cơ thờ̉ người có mṍy hợ̀ cơ quan? Nờu chức năng của từng hợ̀ cơ quan? 
Cõu 2. Nờu các thành phõ̀n chính của bụ̣ xương ? Là HS em phải làm gì đờ̉ cơ thờ̉ phát triờ̉n cõn đụ́i và khỏe mạnh?
Cõu 3. ở người có mấy nhóm máu ? vẽ sơ đồ nguyên tắc truyền máu ?
Đáp án
Cõu
Nội dung trả lời
Thang điểm
1
Cơ thờ̉ người có 6 hợ̀ cơ quan.Chức năng của từng hợ̀:
- Hệ vận động: Vận động cơ thể
- Hệ tiêu hoá: Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể.
- Hệ tuần hoàn: Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
- Hệ hô hấp: Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường.
- Hệ bài tiết: Bài tiết nước tiểu.
- Hệ thần kinh: Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan.
(3,5 đ).
2
Thành phần của bộ xương
- Bộ xương chia 3 phần:
+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
+ Xương thân gồm cột sống và lồng ngực.
+ Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới.
- Đặc điểm mỗi phần: SGK.
+ Xương chi trên nhỏ bé, linh hoạt.
+ Xương chi dưới to, khoẻ, dài, chắc chắn, ít cử động.
=> Bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng.
- Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
	+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
	+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
	+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
	+ Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2 tay, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo.
(3,5 đ).
3
-ở người có 4 nhóm máu : O ,A, B , AB (0,5 đ)
A
- Sơ đồ truyền máu :(2 đ)
Â
AB
O
O
AB
B
B
3 đ
(3 đ).
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cụ́
- GV thu bài, nhận xột giờ kiểm tra.
 b,Dặn dũ:
- ễn tập lại kiến thức.
- Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 02/11/2011
Ngày dạy: 04/11/2011
Chương IV – Hô hấp
	 Tiết 21 Bài 20: hô hấp và các cơ quan hô hấp
I. mục tiêu.
- HS nắm được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
- HS xác định được trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người, nêu được các chức năng của chúng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, tư duy logic ở HS.
II. chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK và mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. 
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Thu bài thu hoạch giờ trước.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp
và vai trò của nó đối với cơ thể sống
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ kiến thức đã học ở lớp 3 và 7 , quan sát H 20, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
- Hô hấp là gì?
- Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
- Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
- Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân nghiên cứu thông tin , kết hợp kiến thức cũ và quan sát tranh, thảo luận thống nhất câu trả lời.
- Nêu kết luận.
- Dựa vào sơ đồ SGK và nêu kết luận.
- Quan sát H 20.1 để trả lời, rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể.
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Sự thở giúp khí lưu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
Hoạt động 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp của người 
và chức năng của chúng
- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H 20.2 SGK và trả lời câu hỏi:
- Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Xác định các cơ quan đó trên tranh vẽ (hoặc mô hình)
- Yêu cầu HS đọc bảng 20 SGK “đặc điểm cấu tạo các cơ quan hô hấp ở người”, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
- Những đặc điểm nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi?
- Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi, tránh tác nhân có hại.
- Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
- Nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi?
- Đường dẫn khí có chức năng vậy tại sao mùa đông đôi khi ta vẫn bị nhiễm lạnh?
- Cần có biện pháp gì bảo vệ đường hô hấp?
- HS nghiên cứu tranh, mô hình và xác định các cơ quan.
- 1 HS lên bảng chỉ các cơ quan của hệ hô hấp (hoặc gắn chú thích vào tranh câm).
- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá và rút ra kết luận.
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời, nêu được:
+ Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót trong đường dẫn khí.
+ Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và nóng ấm ở dưới lớp niêm mạc mũi, phế quản.
+ Tham gia bảo vệ phổi: lông mũi (giữ hạt bụi lớn); chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại hạt bụi nhỏ; lớp lông rung (quét bụi ra khỏi khí quản); nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt; tế bào limpho ở các hạch amiđan VA tiết kháng thể vô hiệu hoá tác nhân gây nhiễm.
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng có lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất bên trong đó .........
- Có 700-800 triệu tế bào nang cấu tạo nên phổi làm diện tích bề mặt trao đổi khí lên 70-80 m2.
- HS nêu kết luận.
- HS liên hệ thực tế về vệ sinh hệ hô hấp.
Kết luận: 
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (khoang mũi, họng....) và 2 lá phổi.
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại.
- Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
4. Củng cố - Dặn dò :
 a, Củng cụ́:
HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể?
?Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào là chủ yếu?
?-Các thành phần chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì?
 b, Dặn dò 
- Học bài và trả lời câu SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Hướng dẫn: Câu 2: Hệ hô hấp của người và thỏ 
* Giống nhau: đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành, đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi ( đường dẫn khí gồm....) mỗi lá phổi đều cấu tạo bởi phế nang, bao quanh là lưới mao mạch dày đặc, bao phổi có 2 lớp màng ... 
* Khác nhau: đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

File đính kèm:

  • docSINH 8.11.doc