Bài giảng Tiết 2: Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại oxit (tiết 3)

MỤC TIÊU:

 - HS biết được những TCHHcủa oxit bazơ, oxit axit, viết PTHH.

 - HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào TCHH của chúng.

 - Vận dụng TCHH của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng.

 B. CHUẨN BỊ:

 1. Đồ dùng dạy học

 - Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5 (điều chế ngay), CaCO3, Pđỏ, dd HCl, dd Ca(OH)2

 - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ON, thiết bị điều chế CO2 và P2O5  4 nhóm HS

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2: Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại oxit (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
	 Tiết 2 Tinh chất hoá học của oxit
	 Khái quát về sự phân loại oxit
Những kiến thức
HS đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài
Học cần được hình thành
- Thàn phần oxit axit và oxit bazơ
- Tính chất của oxit với nước. Biết sự thay đổi màu quì tím trong môi trường axit và bazơ.
- HS nắm TCHH của oxit bazơ, oxit axit
-Viết phương trình hoá học (PTHH) minh hoạ. Rèn kĩ năng giải bài tập về phần này.
 A. MỤC TIÊU:
 - HS biết được những TCHHcủa oxit bazơ, oxit axit, viết PTHH.
 - HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào TCHH của chúng. 
 - Vận dụng TCHH của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng. 
 B. CHUẨN BỊ: 
 1. Đồ dùng dạy học
 - Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5 (điều chế ngay), CaCO3, Pđỏ, dd HCl, dd Ca(OH)2
 - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ON, thiết bị điều chế CO2 và P2O5 ® 4 nhóm HS
 2. Phương pháp
 - Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu. Sử dụng thiết bị dạy học.
 - Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ. Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học.
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 *ĐVĐ: Dựa vào cơ sở nào để phân loại oxit thành 2 loại như đã học lớp 8, ta hãy nghiên cứu những TCHH của chúng để tìm ra cơ sở đó.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tính chất hoá học của oxit. 
1. Hoạt động 1 Tìm hiểu TCHH
của oxit bazơ 
1. Oxit bazơ có những TCHH nào? (15 /)
a. Tác dụng với nước:
BaO(2) + H2O(l) ® Ba(OH)2 dd
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm)
b. Tác dụng với axit:
CuO(r)+HCl(dd)®CuCl2(dd)+ H2O(l)
(đen) ĐồngClorua (xanh)
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm nghiên cứu (TNNC) để tìm ra những TCHH của oxit bazơ: 
- Nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ trong các TN sau:
CuO+ HCl ; CaO + H2O ® ?
GV:HS lấy thêm các ví dụ khác và viết PTPƯ. 
- HS nhóm tiến hành TN nghiên cứu theo hướng dẫ của GV để nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ cho mỗi tính chất có làm TN.
- HS lấy các thí dụ và viết PTPƯ
c. Tác dụng với oxit axit:
 Na2O(r) + CO2(k) ® BaCO3 (r)
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
GV: khi tác dụng với oxit axit xảy ra chậm, HS chỉ tìm hiểu SGK và viết PTPƯ minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS rút ra TCHH của oxit bazơ.
- HS viết PTPƯ cho tính chất này (chọn các oxit tác dụng được)
2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào?(15 /)
a. Tác dụng với nước:
P2O5 + H2O ® H3PO4 (dd)
	axit phôtphoric
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit
Hoạt động 2: Tìm hiểu TCHH
của oxit axit
GV: Hướng dẫn HS làm TN NC để rút ra TCHH của oxit axit:
- Điều chế CO2 (CaCO3 + HCl) sục vào nước vôi trong. Thử quì
- Cho P2O5 (điều chế ngay) tác dụng với nước. Thử quì
- HS tiến hành TNNC tương tự như phần 1 để từ đây nêu được hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
b) Tác dụng với bazơ:
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) ® CaCO3(r) + H2O(l)
- Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành: M + H2O
- Hãy nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ xảy ra.
GV: Viết PTPƯ giữa:
 + SO2, SO3, N2O5 + H2O
 + SO2, P2O5 + NaOH
- HS trong nhóm thảo luận rồi viết PTPƯ trên bảng, lớp nhận xét
c) Tác dụng với oxit bazơ:
CO2 + BaO ® BaCO3
Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối
GV: HS rút ra tính chất này từ tính chất (c) của oxit bazơ.
GV: Cho HS rút ra TCHH của oxit axit và cho HS làm bài tập 1, 2 (6) SGK tại lớp. 
- HS rút ra TCHH của oxit axit và so sánh với TCHH của oxit bazơ và làm bài tập.
II. Khái niệm về sự phân loại oxit: (7/ )
1. Oxit bazơ:
Là những oxit tác dụng với dd axit tạo muối và nước.
2. Oxit axit:
Là những oxit tác dụng với dd bazơ tạo M và H2O
3. Oxit lưỡng tính:
Tác dụng với dd bazơ và dd axit tạo M và H2O
4. Oxit trung tính (oxit không tạo muối):
Không tác dụng với axit, bazơ, nước.
Hoạt động 3: Tím hiểu về sự phân loại oxit:
GV: Sự khác nhau cơ bản giữa TCHH của 2 oxit là cơ sở để phân loại chúng.
- Vậy oxit phân thành mấy loại. Lấy các ví dụ minh hoạ, nêu khái niệm
GV: Giới thiệu 1 số oxit mới
-HS nêu các oxit đã học 
-Lấy các ví dụ minh hoạ, nêu khái niệm
Hoạt động 4: Củng cố (8/ )
- Củng cố và làm bài tập 3 (6) SGK tại lớp.
- Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài, hướng dẫn làm bài tập 4, 5, 6 (6) SGK
+ Xem bài 2
- HS nắm kiến thức cơ bản và áp dụng kiến thức để làm bài tập.

File đính kèm:

  • docHoa9 Tiet 2.doc
Giáo án liên quan