Bài giảng Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát phân loại oxit

 Biết được:

- Tính chất hóa học của oxit:

+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU
1. KiÕn thøc: Biết được:
- Tính chất hóa học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.
2. KÜ n¨ng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: CuO, CaO, Ca(OH)2, dung dịch HCl (hoặc H2SO4).
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI GHI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Chương 4 “Oxi-không khí" ở lớp 8 đã sơ lược đề cập đến hai loại oxit, đó là oxit nào? (Gọi 1HS trả lời)
GV: Dựa vào cơ sở nào mà người ta phân loại như vậy? Hai loại oxit đó có những tính chất hoá học nào? ® Dẫn dắt HS vào bài bới.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của oxit
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ; nêu ví dụ?
- Vậy oxit axit và oxit bazơ có những tính chất hóa học nào? → Ghi phần I (hướng dẫn HS kẻ đôi vở để ghi tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ song song).
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+ Cho vào ống nghiệm 1: 1 ít CaO.
+ Cho vào ống nghiệm 2: 1 ít CuO.
+ Thêm vào mỗi ống nghiệm 2-3ml nước, khuấy nhẹ.
+ Dùng ống hút nhỏ vài giọt chất lỏng có trong 2 ống nghiệm lên mẩu giấy quỳ tím và quan sát.
- Yêu cầu HS kết luận và viết PTHH.
- GV: chốt kiến thức.
- GV: lưu ý những oxit bazơ tác dụng được với nước: BaO, Na2O, K2O, Li2O, CaO
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như sau:
+ Cho vào ống nghiệm 1: 1 ít CaO.
+ Cho vào ống nghiệm 2: 1 ít CuO.
+ Thêm vào mỗi ống nghiệm 2-3ml HCl, lắc nhẹ ® quan sát.
- GV: Màu xanh rêu là màu của dung dịch đồng (II) clorua.
- GV: Hướng dẫn HS viết PTHH
- Yêu cầu HS đọc tên sản phẩm và cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào?
- Yêu cầu HS kết luận 
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV lưu ý:Với các oxit bazơ khác như: FeO, Fe2O3, BaO...cũng xảy ra những phản ứng hóa học tương tự.
- GV: Bằng thí nghiệm, người ta chứng minh được rằng một số oxit bazơ như : CaO, Na2O, BaO... tác dụng được với oxit axit → Muối. → Ghi phần c
- Gọi HS viết PTHH
- Yêu cầu HS nêu kết luận?
- GV: nhận xét và chốt kiến thức.
- Yêu cầu các nhóm HS viết 2 PTPƯ oxit axit tác dụng với nước? 
- Gọi HS đọc tên sản phẩm và cho biết chúng thuộc loại hợp chất gì?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
· GV lưu ý: Với các oxit khác như: SO2, CO2, N2O5... cũng thu được dung dịch axit tương ứng 
- Ta biết oxit bazơ tác dụng được với oxt axit → Vậy oxit axit tác dụng được với oxit bazơ → Ghi phần b.
- Yêu cấu HS tiến hành thí nghiệm: dùng ống hút thổi vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 ® nhận xét hiện tượng.
- Hướng dẫn HS viết PTHH?
- Yêu cầu HS kết luận.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV lưu ý: Nếu thay CO2 bằng những oxit axit khác như: SO2, SO3, P2O5... cũng xảy ra phản ứng tương tự.
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1:
Cho các oxit sau: Na2O, P2O5, CaO. Hãy phân biệt các oxit trên bằng phương pháp hoá học.
→ HS nhắc lại khái niệm và nêu ví dụ
→ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. 
→ HS nêu hiện tượng:
- Ống nghiệm 1: Vôi sống nhão ra, toả nhiệt, dung dịch thu được làm quì tím chuyển sang xanh.
- Ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì xảy ra, chất lỏng không làm quì tím chuyển màu.
® HS kết luận:
- CuO không tác dụng với H2O.
- CaO tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
→ Các nhóm làm thí TN→ HS nêu hiện tượng:
- Bột CuO màu đen bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
- Bột CaO cũng bị hoà tan tạo dung dịch trong suốt.
- HS viết PTHH.
® HS đọc tên sản phẩm:
CuCl2: Đồng (II) clorua
CaCl2: canxiclorua
Cả hai đều là muối.
→ HS rút ra kết luận.
- HS viết PTHH
BaO(r)+CO2(k) → BaCO3(r)
® HS kết luận.
→ HS viết pư: 
SO3(k)+H2O(l) ® H2SO4(r)
P2O5(r)+3H2O(l)®2H3PO4(dd)
® HS đọc tên SP:
H2SO4: axit sunfuric
H3PO4: axit photphoric
→ HS rút ra kết luận
® HS ghi vào vở
→ Các nhóm làm thí nghiệm ® nhận xét: dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
-CO2(k) + Ca(OH)2(dd)dư → 	CaCO3(r) + H2O(l)
® HS kết luận
→ HS thảo luận ® trả lời:
- Cho các mẫu thử vào nước, mẫu thử nào tan tạo dung dịch đục là CaO, hai mẫu còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.
- Nhúng quì tím vào 2 dung dịch trên, nếu quì tím hoá xanh là NaOH ® Na2O; quì tím hoá đỏ là H3PO4 ® P2O5.
PTHH:
CaO + H2O ® Ca(OH)2 
Na2O + H2O ® 2NaOH
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
I. Tính chất hóa học của oxit
1. Tính chất hóa học của oxit bazơ
a. Tác dụng với nước
BaO(r) + H2O(l) → Ba(OH)2(dd)
1 sè oxit Baz¬ + Nước → dd Baz¬ (kiềm)
b. Tác dụng với axit
CuO(r)+2HCl(dd)→
	CuCl2(dd)+ H2O(l)
CaO(r)+2HCl(dd)→
	CaCl2(dd)+ H2O(l)
Oxit Bazơ + Axit → Muối + nước
c. Tác dụng với oxit axit
BaO(r) + CO2(k) → BaCO3(r)
Một số oxit Bazơ + Oxit Axit → Muối
2. Tính chất hóa học của oxit axit
a. Tác dụng với nước
P2O5(r) + 3H2O(l) → 2H3PO4(dd)
Nhiều oxit Axit +Nước → Axit
b. Tác dụng với oxit bazơ (tương tự phần 1.c)
Oxit A +Một số oxit Bazơ → Muối 
c. Tác dụng với bazơ
CO2(k) + Ca(OH)2(dd)dư → 
	 CaCO3(r) + H2O(l)
 Oxit Axit +dd Bazơ → Muối + Nước
Bài tập 1:Cho các oxit sau: Na2O, P2O5, CaO. Hãy phân biệt các oxit trên bằng phương pháp hoá học.
Giải:
- Cho các mẫu thử vào nước, mẫu thử nào tan tạo dung dịch đục là CaO, hai mẫu còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.
- Nhúng quì tím vào 2 dung dịch trên, nếu quì tím hoá xanh là NaOH ® Na2O; quì tím hoá đỏ là H3PO4 ® P2O5.
PTHH:
CaO + H2O ® Ca(OH)2 
Na2O + H2O ® 2NaOH
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
Hoạt động 3 Khái quát về sự phân loại oxit
- Tính chất hóa học cơ bản của oxit axit và oxit bazơ là tác dụng với dd bazơ, dd axit → Muèi và nước. Dựa trên tính chất hóa học cơ bản này để phân loại oxit thành 4 loại: 
® GV giới thiệu từng loại
→ HS nghe và ghi nhớ
II. Khái quát về sự phân loại oxit
1.Oxit bazơ: CaO, Na2O....
2.Oxit axit: SO2, P2O5...
3.Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO...
4.Oxit trung tính:CO, NO, N2O...
	4. Kiểm tra- Đánh giá
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
GV: Cho HS làm các bài tập sau:
Bài tập 2: 8 gam một oxit kim loại R hoá trị II tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định công thức oxit.
HS: nhắc lại nội dung chính của bài học.
® HS thảo luận trả lời.
Đặt CT của oxit: RO
= 0,2 x 1 = 0,2 mol
PTHH: RO + H2SO4 ®
	 RSO4 + H2O
Theo PTHH: 
=> MRO = = 40
=> R = 24 (Mg)
Vậy CTHH của oxit MgO
Bài tập 2: 8 gam một oxit kim loại R hoá trị II tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định công thức oxit.
Giải:
Đặt CT của oxit: RO
= 0,2 x 1 = 0,2 mol
PTHH: RO + H2SO4 ®
	 RSO4 + H2O
Theo PTHH: 
=> MRO = = 40
=> R = 24 (Mg)
Vậy CTHH của oxit là MgO
	5. Hướng dãn về nhà
- Bài tập SGK trang 6. Bài tập SBT: 1.2, 1.3 trang 3; 
- Xem bài 2 phần A.
Bài tập về nhà:
Cho 16 gam hỗn hợp Fe2O3 và MgO tan hết trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng trung hoà axit còn dư bằng 50 gam dung dịch NaOH 24%. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
- Hướng dẫn: 
Mol H2SO4 = 0,5 x 1 = 0,5 mol
Mol NaOH 0,3 mol
PTHH: Fe2O3 + 3H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O
	 xmol 3x mol
	 MgO + H2SO4 ® MgSO4 + H2O
	 ymol ymol
	 2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O
	 0,3mol 0,15mol
Ta có hệ phương trình:=> 
=> 

File đính kèm:

  • docTiet_2.doc