Bài giảng Tiết 2: Este
1. Về kiến thức: Hs biết
- Khái niệm,đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp của este
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân(xt axit) và phản ứng với dd kiềm(pư xà phòng hóa).
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hóa
- Ứng dụng của một số este tiêu biểu
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 22/8/2010 12D 11E Chương I: ESTE - LIPIT Tiết 2: ESTE I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Hs biết - Khái niệm,đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp của este - Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân(xt axit) và phản ứng với dd kiềm(pư xà phòng hóa). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hóa - Ứng dụng của một số este tiêu biểu Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. 2. Về kĩ năng : - Viết CTCT của este có tối đa 4 nguyên tử C - Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của este no đơn chức - Phân biệt được este với các chất khác bằng phương pháp hóa học - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hóa. 3. Về thái độ: - Rèn luyện sự tư duy logic. bảo vệ môi trường sống - Có ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. II. Chuẩn bị : GV: - một số mẫu vật este(nếu có) HS: Đọc và chuẩn bị bài este. III. Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 2. Nội dung bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Khái niệm, danh pháp - HS đọc kỹ các PTHH của 2 phản ứng trong SGK - GV cho các thí dụ để dẫn dắt học sinh đi đến khái niệm este Axit fomic Metyl fomiat Axit axetic etyl axetat Phân loại - GV giới thiệu thêm CTCT của một vài este khác: CH3-COO-CH=CH2 CH2=CH-COO-CH3 vinyl axetat metyl acrylat benzyl axetat đimetyl oxalate viết gọn (C17H35COO)3C3H5 tristearoylglixerol (tristearin) HS nêu cách phân loại este Công thức tổng quát - Nghiên cứu SGK và các CTCT GV giới thiệu, HS chỉ rõ các este nào có công thức phù hợp với công thức chung mà SGK giới thiệu? - GV dẫn dắt học sinh đi đến công thức tổng quát (công thức chung) của từng loại este Tên gọi - Vì tên các nhóm (gốc) hidrocacbon hóa trị I và tên axit cacboxylic HS đã học ở chương trình lớp 11 nên học sinh sẽ vận dụng gọi tên các este. - GV điều chỉnh khi cần - Chú ý: GV cần hướng dẫn kỹ cho học sinh cách xác định liên kết C-C; C-O trong CTCT của este để HS có thể gọi tên este đúng. Thí dụ: CH3-COO-CH=CH2 vinyl axetat CH2=CH-OCO-CH3 CH2=CH-COO-CH3 metyl acrylat CH3-OCO-CH=CH2 Hoạt động 2:Tính chất vật lý - HS nghiên cứu SGK rồi rút ra các ý chính cần nhớ. - Nếu có điều kiện: + GV cho HS xem một vài mẫu este và ngửi mùi. + GV hướng dẫn HS làm TN thử tính tan trong nước của este. - Lớp khá, giỏi: Nêu vấn đề: vì sao có sự khác nhau về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của các este, các axit đồng phân hoặc ancol có cùng khối lượng mol phân tử? Giải thích. + Sở dĩ có sự khác nhau nhiều về độ tan và nhiệt độ sôi giữa este với axit đồng phân và ancol là do este không tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử este với nhau và giữa các phân tử este với các phân tử nước. Hoạt động 3: Tính chất hóa học - Nếu có điều kiện: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm trong SGK hoặc cho HS xem phim. - Yêu cầu HS cần nhớ kỹ: + Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit: phản ứng thuận nghịch. + Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ: phản ứng một chiều Hoạt động 4: Điều chế - HS nghiên cứu SGK và trình bày lại những ghi nhớ của mình. - Đối với lớp khá giỏi: Với phản ứng điều chế CH3COOCH=CH2, GV nêu vấn đề vì sao không cho ancol tương ứng tác dụng với axit tương ứng? Ôn lại kiến thức cũ học ở chương trình 11: hợp chất enol CH2=CH-OH không bền, chuyển thành andehit CH3CHO Hoạt động 5: Ứng dụng - HS nghiên cứu SGK và trình bày lại phần ứng dụng. - Nếu có điều kiện: GV trình chiếu bằng power point cho HS xem một số mẫu chất dẻo, công thức của một số este có giới thiệu trong SGK I. Khái niệm, danh pháp 1. Khái niệm Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm RO thì được este. 2. Phân loại - Este đơn chức: CTCT: RCOOR, -Este no, đơn chức: CnH2nO2(n 2) -este đa chức - Este no, không no, thơm. 3. Công thức tổng quát - Este đơn chức: R – COO – R’ H gốc hidrocacbon gốc hidrocacbon - Este no, đơn chức, mạch hở (n1 ≥ 0) (n2 ≥ 1) hay: CnH2nO2 (n ≥ 2; n = n1 + n2) 4. 4. Tên gọi Tên gốc R’tên gốc axit RCOO (đuôi “at”) Thí dụ: HCOOCH3 metyl fomiat CH3COOC2H5 etyl axetat CH2=CH-COOC2H5 etyl acrylat metyl metacrylat CH3-COO-CH=CH2 vinyl axetat benzyl axetat II. Tính chất vật lý - Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường. - Các este hầu như không tan trong nước. - So với các axit đồng phân hoặc ancol có cùng khối lượng mol phân tử thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn hẳn. Thí dụ : Axit C3H7COOH (M=88) sôi ở 163,50C tan nhiều trong nước Ancol CH3[CH2]3CH2OH (M=88) sôi ở 1320C tan ít trong nước CH3COOC2H5 (M=88) sôi ở 77OC, không tan trong nước - Các este thường có mùi đặc trưng: + isoamyl axetat có mùi dầu chuối; + etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa; + geranyl axetat có mùi hoa hồng; + ... III. Tính chất hóa học Este dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc bazơ. Giải thích : - Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit: phản ứng thuận nghịch. CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH + Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ: phản ứng một chiều. CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH + Phản ứng thuỷ phân este trong dung dịch kiềm còn được gọi là phản ứng xà phòng hoá. IV. Điều chế: - Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4 đặc làm xúc tác (phản ứng este hoá). RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O - Tuy nhiên, có một số este không điều chế được bằng phương pháp này mà có phương pháp điều chế riêng. Thí dụ: Vinyl axetat CH3COOCH=CH2 được điều chế bằng phản ứng cộng hợp giữa axit axetic và axetilen : CH3COOH+CHºCH CH3COOCH=CH2 V. Ứng dụng Do có khả năng hoà tan tốt nhiều chất nên một số este được dùng làm dung môi (etyl axetat) để tách, chiết chất hữu cơ như tinh dầu, pha sơn (butyl axetat), Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo (poli(vinyl axetat), poli(metyl metacrylat),...) hoặc dùng làm keo dán. Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm (benzyl fomiat), mĩ phẩm (linalyl axetat), hương liệu của rượu Rum (etyl fomiat), của nước hoa (geranyl axetat),... 3.Luyện tập - củng cố: GV cho HS làm bài tập 1 SGK Bài tập số 2: Viết CTCT các chất đồng phân có cùng CTPT C4H8O2 từ đó mới làm bài 2/ SGK. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hướng dẫn HS làm bài 3, 5, 6/ SGK bằng hình thức tự luận rồi mới chuyển qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Bài 4: A. RCOOR1 + NaOH RCOONa + R1OH MZ = 23 . 2 = 46(g/mol) → Z là C2H5OH → Y là CH3COONa Bài 6:a) n= 6,72 : 22,4 = 0,3 mol n= 5,4 : 18 = 0,3 mol → X là este no đơn chức vì n= n PT: CnH2nO2 + O2 → n CO2 + n H2O (1) 74g 0,3mol 0,3mol (14n + 32)g n mol n mol → ( 14n + 32 ) . 0,3 = 7,4.n → n = 3 → CTPT : C3H6O2 b) MC3H6O2 = 74 mà n C3H6O2 = 7,4 : 74 = 0,1 mol PT: CnH2n+1COO CmH2m+1 + NaOH CnH2n+1COONa + CmH2m+1OH (2) Theo PT(1) n ancol = n este = 0,1 mol M ancol = 3,2 : 0,1 = 32 g → CmH2m+1OH = 32 → 14m + 18 = 32 → m = 1 → CTCT của X là : CH3COOCH3 Theo PR(1) n muối = n este = 0,1 → m muối = 0,1. 82 = 8,2 gam Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng
File đính kèm:
- Tiet 2-este.doc