Bài giảng Tiết 2 : Chất (tiết 5)
Mục tiêu:
* Kiến thức: HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
HS biết được mỗi chất đều có những tính chất nhất định, biết được việc hiểu biết tính chất của chất là rất quan trọng và bổ ích.
* Kĩ năng : Quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm.
* Thái độ :Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV: Hoá chất: Miếng sắt, nhôm, nước cất, muối ăn, cồn.
Dụng cụ : Cân, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh, kiềng đun.
Ngày soạn: 05/09/07 Chương I: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ Tiết 2 : CHẤT A. Mục tiêu: * Kiến thức: HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết ở đâu có vật thể là ở đó có chất. HS biết được mỗi chất đều có những tính chất nhất định, biết được việc hiểu biết tính chất của chất là rất quan trọng và bổ ích. * Kĩ năng : Quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm. * Thái độ :Yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: * GV: Hoá chất: Miếng sắt, nhôm, nước cất, muối ăn, cồn. Dụng cụ : Cân, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh, kiềng đun. * HS: Nội dung của bài học. C. Tiến trình dạy học: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP I. Chất có ở đâu: - Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. II. Tính chất của chất: 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định. - Mỗi chất có những tính chất vật lý và tính chất hoá học nhất định. - Cách để xác định được tính chất của chất. + Quan sát . + Dùng dụng cụ đo. + Làm thí nghiệm. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? - Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất. - Biết cách sử dụng chất. - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất Hoạt động của GV * Hoạt động 1 :(5') KTBC + ĐVĐ cho bài mới. - Hoá học là gì? Các em phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học? GV: Giới thiệu chương I: chất - nguyên tử - phân tử, sau đó gọi học sinh đọc những câu hỏi đặt ra ở đầu chương. GV: Môn hoá học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất. Trong bài này ta sẽ làm quen với Chất. * Hoạt động 2: (10'): Chất có ở đâu? GV: Em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh ta? GV: Thông báo: Các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại chính Vật thể tự nhiên. Vật thể nhân tạo. GV: Yêu cầu HS hãy phân loại các vật thể trên? GV: Tổ chức để HS thảo luận nhóm bài luyện tập sau: Tên gọi Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể Không khí Ấm đun nước Hộp bút Thân cây mía Tự nhiên Nhân tạo Nitơ, oxi... x GV: Qua các ví dụ trên, các em hãy cho biết: Chất có ở đâu ? * Củng cố: Bài tập 3/11 sgk * Để phân biệt được chất này với chất khác các em phải dựa vào điều gì? * Hoạt động 3: ( 25') Tính chất của chất GV: Thông báo: Mỗi chất có những tính chất nhất định: Tính chất vật lý và tính chất hoá học. GV: Tính chất vật lý gồm những tính chất gì? Tính chất hoá học gồm những tính chất chất gì? GV: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Hướng dẫn HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng (Tính chất của nhôm và muối ăn) GV: Cùng học sinh tổng hợp lại thành bảng. GV: Các em hãy cho biết: Cách để xác định được tính chất của chất? * Củng cố: 4,5/11 sgk GV: Tại sao chúng ta cần phải biết tính chất của các chất? Để trả lời, các em làm thí nghiệm sau: Phân biệt nước và cồn GV: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? GV: Nhận xét, bổ sung ( nếu cần) Hoạt động của HS HS: Trả lời câu hỏi. HS: Lắng nghe, ghi đầu bài. HS: Bàn ghế, cây, cỏ, không khí, sông, suối, sách, vở, bút... HS: Phân loại. Vật thể tự nhiên: Cây, cỏ, kk, sông, suối. Vật thể nhân tạo: Bàn ghế, sách, vở, bút. HS: Thảo luận và làm vào bảng nhóm HS: Nộp bảng và nhận xét HS: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. HS: Làm bài tập 3/11 sgk. HS: Để phân biệt được chất này với chất khác phải dựa vào tính chất của chất HS: Thảo luận theo nhóm. + Tính chất vật lý:... + Tính chất hoá học:... HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. + Quan sát + Cân, đo HS: Hoạt động cùng với giáo viên HS:Cách để xác định: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm. HS1: Chữa bài tập 4/11 sgk. HS2: Chữa bài tập 5/11 sgk. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. HS: Trả lời: + Phân biệt được các chất + Biết cách sử dụng chất + Biết ứng dụng chất thích hợp D. Hướng dẫn tự học: (5') * Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk - Làm các bài tập: 1, 2, 6/11 sgk * Bài sắp học: Chất (T2) - Hỗn hợp là gì? Cho ví dụ - Vì sao nước cất là chất tinh khiết? - Làm thế nào để tách nước ra khỏi hỗn hợp nước và muối? E. Rút kinh nghiệm, kiểm tra : ...
File đính kèm:
- TIET 2.doc