Bài giảng Tiết 2: Chất (tiết 2)
Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được vật thể (Tự nhiên và nhân tạo), Vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể là có chất và ngược lại, các chất cấu tạo nên mọi vật thể.
- Biết được mỗi chất đều có những tính chất nhất định.
2/Kĩ năng:
- Biết được cách: Quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm.
3/Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Ngày soạn: 27/8/2010 Ngày giảng:30/8/2010 Tiết 2: Chất I - Mục tiêu: 1/Kiến thức: - Học sinh phân biệt được vật thể (Tự nhiên và nhân tạo), Vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể là có chất và ngược lại, các chất cấu tạo nên mọi vật thể. - Biết được mỗi chất đều có những tính chất nhất định. 2/Kĩ năng: - Biết được cách: Quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm. 3/Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế. II - Chuẩn bị: Thí nghiệm phân biệt cồn và nước. Fe, Al. Diêm, kiềng đun. Phiếu học tập 1: Hoàn thành bảng sau theo ví dụ: STT Tên vật thể Vật thể Chất tạo nên vật thể Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Con dao + SắT Qua các ví dụ trên em thấy chất có ở đâu?....................................................... ................................................................................................................................................ III – Tiến trình bài giảng: 1/Tổ chức lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: - Hoá học là gì? Nêu vai trò của hoá học. - Nêu phương pháp học tốt môn hoá. 3/Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: -GV: Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta ? -HS: Học sinh kể tên -GV: Cung cấp thêm thông tin: vật thể gồm vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 1 -HS: Thảo luận, hoàn thành phiếu HT Hoạt động 2: GV: thuyết trình -GV: cho học sinh làm thí nghiệm để biết tính chất của Fe, Al, muối ăn, cồn và nước. -HS: làm thí nghiệm -GV: Làm thế nào để nhận biết được tính chất của chất? -HS: trả lời -GV: chốt lại kiến thức -GV: Để phân biệt cồn và nước ta làm như thế nào. ?Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất? -HS: trả lời -GV: lấy một số ví dụ về tác hại của chất khi không hiểu rõ về chất. - HS: vận dụng vào thực tế. I - Chất có ở đâu? -Vật thể tự nhiên, VD:Cây cỏ, không khí...... -Vật thể nhân tạo, VD: Bàn ghế, thước...... Kết luận: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất. II - Tính chất của chất. 1/Mỗi chất có những tính chất nhất định. - Tính chất vật lý: Trạng thái, màu, mùi, vị..... -Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi chất này thành chất khác, khả năng bị phân huỷ, tính cháy được * Để biết được tính chất của chất phải: - Quan sát. - Dùng dụng cụ đo. - Làm thí nghiệm. 2/Việc hiểu biết tính chất của chất có ích lợi gì? - Phân biệt chất này với chất khác. - Biết sử dụng chất. - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sồng và sản xuất. 4/Củng cố: Học sinh nhắc lại kiến thức trọng tâm. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: Học sinh về liên hệ tốt trong thực tế. Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5,6 (SGK).
File đính kèm:
- t 2.doc