Bài giảng Tiết 2 - Bài: Tính chất hoá học của ôxit khái quát về sự phân loại ôxit

1.Kiến thức HS biết được những tính chất hoá học của ôxit bazơ, ôxit axit và dẫn ra được những PTPƯ tương ứng với mỗi tính chất.

-HS hiểu được cơ sỡ để phân loại ôxit axit và ôxit bazơ là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.

2.Kỷ năng: Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của ôxit để giãi được các bài tập.

3.Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.

B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

 

doc169 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 2 - Bài: Tính chất hoá học của ôxit khái quát về sự phân loại ôxit, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã học của toàn chương.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài củ: (Vừa luyện tập vừa kiểm tra) 
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (1 phút)
	Ở chương III, các em đã được nghiên cứu về phi kim và sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Để củng cố tốt hơn về những kiến thức này và vận dụng những kiến thức đã học trong việc giải 1 số bài tập...
2.Phát triển bài: 
a.Hoạt động 1: 	(20 phút) 	I.Kiến thức cơ bản cần nhớ:
? Nêu những tính chất hoá học của phi kim? Lấy ví dụ minh hoạ là phi kim S hảy hoàn thành sơ đồ 1 SGK - 102.
? Nêu những tính chất hoá học của phi kim clo?
- Hoàn thành sơ đồ 2 (SGK - 102) bằng các PTPƯ?
? Nêu tính chất hoá học của C, các ôxit của C, muối cacbonat?
? Vận dụng những tính chất hoá học C, hợp chất của cacbon hoàn thành sơ đồ 3 (SGK)
? Bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào?
? Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ntn? Ý nghĩa ra sao?
1. Tính chất hoá học của phi kim:
- PK + Kim ® loại Muối
- PK + hiđrô ® Hợp chất khí
- PK + Ôxi ® Ôxit axit
2. Tính chất hoá học của 1 số PK cụ thể:
a. Tính chất hoá học của Clo:
- Clo + Hiđrô ® Hiđrôclorua
- Clo + Nước ® Nước clo
- Clo + dd NaOH ® Nước gia - ven
- Clo + Kim loại ® Muốiclorua.
b. T.chất hoá học của C và h.chất của C:
(SGK - bài 27, 28, 29)
3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
Cấu tạo bảng tuần hoàn:
- Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
Sự biến đổi t/c của các ntố trong bảng 
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
 	b.Hoạt động 2: 	(20 phút) 	 II. Bài tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS trả lời, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn gợi ý cách giải.
- Cho cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV gợi ý rồi gọi 1 HS (khá) trình bày cách giải; cả lớp nhận xét.
- GV tổng kết đưa ra cách giải chính xác.
1. Chữa bài tập 4 (SGK - 103):
- Cấu tạo nguyên tử A: A có điện tích hạt nhân ntử là 11+, có 11e, 3 lớp e, 1e lớp ngoài cùng.
- Tính chất hoá học đặc trưng: A hoạt động hoá học mạnh.
- So với: Mg < Na; với Li < Na < K.
2. Chữa bài tập 5 (SGK - 103):
a. Gọi công thức của ôxit sắt: FexOy.
PTPƯ: FexOy + yCO ® xFe + yCO2.
- Số mol Fe: 22,4/56 = 0,4mol
- Số mol FexOy = 0,4: x
- Ta có: (56x + 16y).0,4: x = 32 
 Û x : y = 2 : 3
- Từ MFexOy = 160 Vậy ôxit: Fe2O3.
b. Khí sinh ra là CO2, cho vào bình đựng nước vôi trong có phản ứng:
CO2 + Ca(OH) ® CaCO3 + H2O.
- Số mol của CO2: 
- Số mol của CaCO3: 0,6. 100 = 60g.
IV.Củng cố: (1 phút)
- GV lưu ý một số kiến thức cơ bản ở chương III.
V.Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà làm các bài tập còn lại ở SGK.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương III. Chú ý các kiến thức: C, muối cacbonat, để giờ học sau chúng ta sẽ thực hành.
VI. Bổ sung:
Tiết 42 THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Ngày soạn: 16/02/2008 Ngày giảng: 19/02/2008
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: -HS khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua.
2.Kỷ năng: -Tiếp tục rèn luyện kỷ năng về thực hành hoá học, giải bài tập thực nghiệm hoá học, kỷ năng làm TN hoá học với lượng nhỏ hoá chất.
3.Thái độ: - Rèn luyện ý thức cẩn thận, nghiêm túc, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học; Biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm, lớp học. 
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: -Dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết trong PTN: Ống nghiệm, cốc, nút cao su, giá TN, đũa, ống nhỏ giọt, bật lữa, đèn cồn...
-Hoá chất: Bột than, CuO, H2O, NaHCO3, Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, HCl...
2.Chuẩn bị của HS: Phiếu học tập (bản tường trình TN), kiến thức đã học trong chương III.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài củ: (vừa thực hành vừa kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (2 phút)
 Ở chương III các em đã dược tìm hiểu một số kiến thức về phi kim, hợp chất của phi kim, cũng như giải được một số bài tập thực nghiệm về các muối clorua và muối cacbonat để khắc sâu về những kiến thức này ... ta tiến hành thực hành.
2.Phát triển bài:
a.Hoạt động 1: 	(10 phút) 	 I. Thí nghiệm: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao:
	-GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:
-Dụng cụ: Thìa thuỷ tinh, đèn cồn, ống nghiệm, bật lửa, nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh...
-Hoá chất: Bột than, bột CuO, Ca(OH)2. 
-HS lấy ra các dụng cụ và hoá chất.
-GV giới thiệu cách tiến hành: Lấy khoãng 1 thìa con hỗn hợp đồng (II) ôxit và bột than cho vào ống nghiệm A. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh, đầu ống dẫn được đưa vào trong ống nghiệm B có chứa dd Ca(OH)2.
- Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng vào ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO và C. 
-HS tiến hành làm: Chú ý vừa làm vừa quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng quan sát được và viết PTPƯ.
- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng: Sau chừng 4 - 5 phút, bỏ ống nghiệm B ra khỏi ống dẫn. Quan sát kĩ hốn hợp chất rắn trong ống nghiệm A.
- HS quan sát - giải thích - viết PTPƯ.
 to
PTPƯ: 2CuO + C ® 2Cu + CO2.
a.Hoạt động 2: 	(10 phút) 	I. Thí nghiệm: Nhiệt phân muối NaHCO3:
- GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:
-Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, đèn cồn, ống cao su có nút thuỷ tinh...
-Hoá chất: NaHCO3, dd Ca(OH)2. 
-Tiến hành: Lấy khoảng 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh, dẫn đầu ống thuỷ tinh vào ống nghiệm khác đựng dung dịch Ca(OH)2. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng đáy ống nghiệm chứa NaHCO3.
- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết PTPƯ.
- Khi bị đun nóng, NaHCO3 phân huỷ thành Na2CO3, CO2, H2O.
 to
PTPƯ: 2NaHCO3 ® Na2CO3 + 2CO2 + H2O.	
	b.Hoạt động 3 	(11 phút) 	III. Nhận biết muối Cacbonat và muối Clorua:
- Hướng dẫn HS nhận xét để phân loại các chất và xác định cách tiến hành thí nghiệm
	+ Trong 3 chất trên chỉ có 2 chất là muối Cacbonat và một chất là muối clorua. Có thể nhận ra 2 nhóm chất này bằng dd Axit. Khi đã phân biệt được NaCl, còn lại Na2CO3 và CaCO3, có thể nhận biết bằng cách thử tính tan.
- Tiến hành nhận biết: 
	+ Đánh số 1, 2, 3 vào 3 lọ đựng hoá chất.
	+ Lấy 1 thìa nhỏ mỗi chất cho vào ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt vào mỗi lọ chừng 1 - 2ml dd HCl. Nếu ống nghiệm nào vẫn trong suốt, không có bọt khí bay lên, ống nghiệm đó đựng NaCl, 2 ống nghiệm có bọt khí bay lên đựng Na2CO3 và CaCO3.
	PTPƯ: Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2.
	 CaCO3 + 2HCl ® 2CaCl2 + H2O + CO2.
- Lấy khoảng ½ thìa nhỏ hoá chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 2 - 3 ml nước cất, lắc nhẹ, hoá chất trong ống nghiệm nào không tan thì lọ đó là CaCO3 lọ kia là Na2CO3.
- Có thể thử tính tan trước để phân biệt CaCO3 còn lại NaCl và Na2CO3 rồi thử = dd HCl.
IV.Củng cố: (10 phút)
-GV cho HS viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu:
STT
Tên TN
Dụng cụ-hoá chất
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
PTPƯ
1
...............
..............................
..................
..................
...................
...............
2
................
..............................
..................
..................
...................
...............
V.Dặn dò: (1 phút)
- Ôn lại những kiến thức đã học.
- Xem trước bài “Khái niệm về hợp chất hửu cơ và hoá học hửu cơ”
VI. Bổ sung:
Tiết 43 ChươngIV: HIĐRÔCACBON - NHIÊN LIỆU 
 Bài: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỬU CƠ 
 VÀ HOÁ HỌC HỬU CƠ 
Ngày soạn: 19/02/2008 Ngày giảng: 22/02/2008
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức - HS hiểu thế nào là hợp chất hửu cơ và hoá học hửu cơ.
 - Nắm được cách phân loại các hợp chất hửu cơ.
2.Kỷ năng: - Phân biệt được các chất hửu cơ thông thường với các hợp chất vô cơ.
3.Thái độ: - HS có thế giới quan khoa học. 
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: - Tranh màu về các loai thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc hàng ngày.
- Hoá chất làm thí nghiệm: Bông (tự nhiên), nến, nước vôi trong.
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn.
2.Chuẩn bị của HS: - Xem trước bài mới.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài củ: (không kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (2 phút)
	- Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng và chế biến các hợp chất hửu cơ có trong thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Và cho đến đầu thế kĩ XIX ngành hoá học hửu cơ đã ra đời. Vậy hợp chất hửu cơ là gì? Hoá học hửu cơ là gì? ....
2.Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: 	(25 phút)	I. Khái niệm về hợp chất hửu cơ:
- GV treo tranh hình vẽ 4.1 phóng to cho HS quan sát.
? Hợp chất hửu cơ có ở đâu?
? Số lượng hợp chất hửu cơ như thế nào? Có tầm quan trọng ra sao?
- GV tiến hành làm thí nghiệm: Đốt bông, rót nước vôi trong vào ống nghiệm.
- GV hướng dẫn HS quan sát.
? Hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
- GV nêu: Tương tự đốt cồn, nến có sinh ra khí CO2?
? Qua các thí nghiệm trên hợp chất hửu cơ là những hợp chất như thế nào?
? CO, CO2, H2CO3, Muối = CO3 kim loại là hợp chất gì?
- GV treo sơ đồ phân loại hợp chất hửu cơ và giới thiệu cách phân loại hợp chất hửu cơ.
1. Hợp chất hửu cơ có ở đâu?
- Hợp chất hửu cơ có ở quanh ta: Trong cơ thể sinh vật, các loại lương thực, thực phẩm, động vật, thực vật, các đồ dùng, và cả trong cơ thể con người.
2. Hợp chất hửu cơ là gì?
- Thí nghiệm: Đốt cháy bông, úp ống nghiệm phía trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ ® rót nước vôi trong ® lắc nhẹ.
- Hiện tượng: Nước vôi trong vẫn đục.
- Giải thích: Bông cháy tạo ra khí CO2.
* Khái niệm: Hợp chất hửu cơ là hợp chất của Cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, 1 số muối =CO3 kim loại).
3. Phân loại hợp chất hửu cơ:
- Hiđrôcacbon: Chỉ có 2 nguyên tố C, H.
Ví dụ: CH4, C2H4, C6H6 ...
- Dẫn xuất của Hiđrôcacbon: Ngoài C, H còn có các nguyên tố khác: như O, N, Cl, S, P, Na, K, Ca ...
Ví dụ: C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl ...
b. Hoạt động 2: 	(10 phút)	II. 

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 9tron bo HAY.doc