Bài giảng Tiết 19: Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối (tiết 4)

1.Kiến thức : Khắc sâu những kiến thức của Bazơ và muối.

 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng thực hành hoá học.

 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn then, tiết kiệm .trong học tập và thực hành hoá học.

II. CHUẨN BỊ:

GV chuẩn bị máy chiếu đa năng, bài giảng PowerPoint

Dụng cụ, hóa chất cho 5 nhóm làm thực hành theo nhóm. Mỗi nhóm một bộ dụng cụ và hoá chất như sau:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19: Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2009 Ngày dạy: 02/11/2009
Tiết 19 thực hành:
 Tính chất hoá học của bazơ và muối
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Khắc sâu những kiến thức của Bazơ và muối.
 2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng thực hành hoá học.
 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn then, tiết kiệm.trong học tập và thực hành hoá học.
II. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị máy chiếu đa năng, bài giảng PowerPoint
Dụng cụ, hóa chất cho 5 nhóm làm thực hành theo nhóm. Mỗi nhóm một bộ dụng cụ và hoá chất như sau:
Dụng cụ:
1 Giá để ống nghiệm, + 7 ống nghiệm cỡ vừa.
2 kẹp gỗ
3 ống hút (Pipet); cốc nước để rữa Pipet.
2- Hóa chất thí nghiệm:
1 lọ dd NaOH; 1 lọ dd FeCl3 ; 1 lọ dd H2SO4; 1 lọ dd HCl; 1 lọ dd Na2SO4; 1 lọ dd BaCl2.
1 lọ dd CuSO4 ; 1 đinh sắt.
III.Tổ chức thực hành:
-ổn định tổ chức (1 phút) 
Họat động 1-An toàn trong phòng TNo (2 phút)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV :phổ biến một số yêu cầu trong phòng thực hành và trong khi làm thí nghiệm. 
HS : lắng nghe.
 -Yêu cầu đầu đầu tiên là mỗi em phải có ý thức, tự giác cao, phải hết sức cẩn thận nhẹ nhàng.
-Không nói chuyện riêng, không trêu đùa, phải chăm chú nghe GV hướng dẫn.
-Hoá chất dử dụng NaOH, H2SO4, HCl dễ ăn mòn da, giấy vải nên khi làm TNo phải hết sức cẩn thận không để dây vào quần áo, da, bàn ghế, vào bạn...
Hoạt động 2- Kiểm tra dụng cụ hóa chất và kiến thức liên quan (3 phút)
GV : Chiếu lên màn hình dụng cụ, hóa chất . Yêu cầu HS kiểm tra lại dụng cụ, hoá chất của mỗi nhóm xem có thiếu sót gì không để bổ sung.
HS : kiểm tra và báo cáo lại cho GV.
? Em hãy nhắc lại tính chất hoá học của bazơ và muối
HS: trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung. 
GV: nhận xét chấm điểm.
Tính chất hóa học của Bazơ: 
-Làm quỳ tím hóa xanh
-phênolphtalein không màu hóa hồng
-Tác dụng với oxit axitmuối+nước
-Tác dụng với axit muối+ nước
-Tác dụng với dd muốiMuối mới+Bazơ mới
-Bazơ không tan bị phân huỷ bởi nhiệt.
 Tính chất hóa học của muối
-dd M + KLM mới+ KL mới
-dd M + dd BazơM mới + Bazơ mới
-dd M + dd M hai muối mới
-M + axit M mới + Axit mới
- M bị nhiệt phân huỷ.
Hoạt động 3- Tiến hành thí nghiệm
GV : Chiếu lên màn hình hướng dẫn làm thí nghiệm 1, yêu cầu HS quan sát và làm theo hướng dẫn. GV phát cho mỗi nhóm một mẫu bản tường trình TN, yêu cầu HS tạm thời ghi bản tường trình chung của nhóm.
HS: quan sát và tiến hành làm TN theo nhóm.
GV: quan sát các nhóm, hướng dẫn nhóm chưa làm đúng. 
? Cho biết hiện tượng xẩy ra, giải thích và viết PTHH.
 Đại diện nhóm HS trả lời, nhóm khác bổ sung.
GV: tiến hành các bước tương tự với TN 2
? Vậy làm thế nào để có được Cu(OH)2
? Điều chế như thế nào từ các hóa chất có trên bàn
HS: trả lời.
GV: hướng dẫn HS điều chế Cu(OH)2 cụ thể.
HS: làm tuần tự các bước theo hướng dẫn của GV.
GV: chiếu kết quả 2 TN lên màn hình 
HS: đối chiếu kết quả của nhóm mình.
GV: qua 2 TN trên em hãy kết luận về tính chất hóa học của Bazơ.
HS: rút ra kết luận, HS khác bổ sung.
GV: chiếu kết luận lên màn hình, đồng thời nhắc HS trả lời cho chính xác từ ngữ
GV: nhấn mạnh tính chất của bazơ tan và bazơ không tan.
GV: tiếp tục chiếu lên màn hình hướng dẫn TN 3 đồng thời hướng dẫn thêm cho HS dùng dấy ráp chùi sạch phần đầu đinh sắt (có buộc dây nhỏ) sau đó nghiêng ống nghiệm cho nhẹ nhàng đinh sắt vào ống nghiệm có sẵn dd CuSO4.
HS: tiến hành làm TN 3.
Trong lúc chờ xem Pư xẩy ra GV hướng dẫn HS làm TN 4.
HS: tiến hành làm TN 4.
? Nêu hiện tượng xẩy ra, giải thích và viết PTHH
HS: trả lời.
GV: Chiếu lên màn hình hướng dẫn làm TN 5.
HS: làm TN 5 nêu hiện tượng giải thích viết PTHH.
GV: yêu cầu HS quan sát hiện tượng xẩy ra của TN 3 lúc nãy.
? Nêu hiện tượng qs được, giải thích viết PTHH.
HS : trả lời viết PTHH.
GV : chiếu kết quả của 3 TN lên màn hình.
HS : quan sát.
? Em hãy rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối qua 3 thí nghiệm trên.
HS : trả lời, hs khác bổ sung.
GV: chiếu kết luận về tính chất hoá học của muối lên màn hình . Đồng thời nhấn mạnh cho HS thấy dùng BaCl2 để nhận biết gốc axit Sunfat (=SO4)
Tính chất hóa học của Bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với Axit.
Kết quả: 
Thí nghiệm 1:-Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đỏ nâu.
-Giải thích:Do sự tạo thành Fe(OH)3 đỏ nâu.
-pthh:3NaOHdd +FeCl3(dd) Fe(OH)3 (r) +3NaCl (dd)
Thí nghiệm 2:-Hiện tượng:Cu(OH)2 tan dần tạo thành dd màu xanh nhạt.
-Giải thích:Do Cu(OH)2 tác dụng với HCl theo Pthh sau:
Cu(OH)2 +2 HCl CuCl2 +2H2O
Kết luận:
-dd bazơ tác dụng với dd muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
-Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3:Đồng(II)Sunfat tác dụng với KL
Thí nghiệm 4: Bari Clorua tác dụng với muối.
Thí nghiệm 5: Bari Clorua tác dụng với axit.
Kết quả: 
Thí nghiệm 3: + Hiện tượng : Có chất màu đỏ bám vào phần chiếc đinh sắt ngập trong dung dich, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. 
+ Giải thích: Do Fe đã đẩy Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 . Cu bám vào đinh sắt, một phần đinh sắt bị hoà tan tạo dung dịch FeSO4.
Thí nghiệm 4 + Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. 
+ Giải thích: Do BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 không tan màu trắng. 
 Thí nghiệm 5:
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. 
Do BaCl2 đã tác dụng với axít H2SO4 tạo ra BaSO4 là chất không tan màu trắng. 
+ Phương trình hóa học của 3 thí nghiệm trên:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
(r) (dd) (dd) (r)
BaCl2 +Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl. (dd) (dd) (r) (dd) 
BaCl2 +H2SO4 BaSO4 + 2HCl.
 (dd) (dd) (r) (dd) 
 Kết Luận: 
-Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
-Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
- Muối có thể tác dụng được với Axit tạo thành muối mới và Axit mới.
Hoạt động 4-Công việc cuối buổi thực hành
GV: yêu cầu HS làm bản tường trình TN cho mình. Hướng dẫn HS thu dọn hóa chất lau chùi ống nghiệm, dụng cụ.
HS : làm theo hướng dẫn của GV.
GV: nhận xét( khen nhóm làm tốt, nhắc nhỡ nhóm ý thức chưa cao lưu ý buổi thực hành sau).
Dặn dò: Về nhà ôn tập tốt chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút tiết tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTiet 19Hoa 9 du thi GVG.doc